Say nắng ở trẻ: Chớ coi thường!

Không nên tập thể dục hoặc làm bất kỳ hoạt động vất vả trong thời tiết nóng

Xử trí khi trẻ say nắng, mệt lả do nóng

Cách sơ cứu người say nắng

Lắng nghe trẻ em nói: Con ước cha mẹ thôi không cãi vã nhau…

Video: Những sự thật "siêu phàm" về trẻ em

Dấu hiệu nhận biết

Say nắng, say nóng là phản ứng của cơ thể khi học tập, luyện tập thể lực hay làm việc trong môi trường nóng bức, nhiệt độ cao, thường gặp ở trẻ em, người già và những người hoạt động ngoài trời. 

Khi cơ thể bị nóng quá mức, trung tâm điều hòa nhiệt độ ở thân não ứng biến bằng cách tiết mồ hôi để hạ bớt sức nóng của cơ thể. Tuy nhiên đối với trẻ em, trung tâm này chưa phát triển hoàn chỉnh nên sự giải nhiệt không tốt, khiến trẻ rất dễ bị say nắng khi cơ thể phải phơi nắng quá lâu. Nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong.

Một số biểu hiện cụ thể như: Mệt mỏi, mắt lờ đờ; Cơ thể nóng ran, mặt đỏ gay, thân nhiệt lên đến 41 độ C; Trẻ than đau đầu, chóng mặt, hoa mắt buồn nôn, ói mửa... Một số trẻ có thể bị ngất xỉu; Nhịp thở yếu, nhanh; Mạch nhanh yếu, khó bắt, hoặc thậm chí không bắt được mạch. Trường hợp say nắng nặng, trẻ sẽ hôn mê hoàn toàn và lên những cơn co giật.

Phòng tránh say nắng cho trẻ

 Một cách tốt để bắt đầu làm mát là có được một môi trường mát hơn

Khi ra nắng phải đội mũ rộng vành, trẻ nhỏ không nên quấn chăn mền quá dày, ủ trẻ với quá nhiều khăn, tã… Nên cho trẻ chơi quanh bóng râm, mát và tránh xa những nơi có ánh sáng phản chiếu mạnh như mặt cát, mặt kính, gương… Bên cạnh đó, việc uống nước sẽ giúp duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường.

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây như: Bí đao, mướp đắng, dưa chuột, bí đỏ, cà chua, xà lách… để giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể đồng thời có tác dụng chống say nắng hiệu quả.

Hãy thận trọng với loại thuốc nhất định, một số thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ nước của cơ thể. Chúng bao gồm thuốc thu hẹp các mạch máu  (vasoconstrictors), điều chỉnh huyết áp bằng cách ngăn chặn adrenaline, loại bỏ cơ thể của muối và nước (lợi tiểu), làm giảm các triệu chứng tâm thần (thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống loạn thần), hoặc các loại thuốc mà hành động như chất kích thích (chất kích thích và ma túy).

Đặc biệt, tránh tập thể dục hoặc làm bất kỳ hoạt động mạnh trong thời tiết nóng. Cố gắng lên lịch tập thể dục, lao động thể chất, chẳng hạn như buổi sáng sớm hoặc buổi tối. Nghỉ giải lao và bổ sung thêm nước khoáng trong thời gian đó sẽ giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ.

Một số biện pháp cấp cứu tại chỗ khi trẻ bị say nắng:
- Đưa trẻ đến chỗ thoáng mát như phòng thông gió, hành lang có mái che hoặc dưới tán cây có nhiều bóng mát.
- Cởi hết quần áo trẻ giúp trẻ hạ nhiệt và dễ thở.
- Dùng khăn thấm nước mát đắp lên đầu, lên trán trẻ để giải nhiệt.
- Dùng một khăn khác, cũng thấm nước mát, lau nhẹ nhàng mình mẩy, chân tay của trẻ.
- Cho trẻ uống nước đầy đủ. Lưu ý, cho trẻ uống thật từ từ, từng chút một để tránh làm cho trẻ bị nôn.
Nhanh chóng tìm phương tiện đưa trẻ đi cấp cứu tại một cơ sở y tế gần nhất để bảo đảm sự an toàn cho trẻ. 
Đình Phong H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ