Một số dịch vụ thẩm mỹ tiêm chích như chăm sóc da mặt "ma cà rồng" làm tăng nguy cơ nhiễm HIV
Nguyên nhân da mặt bị khô và cách cải thiện
Podcast: Tẩy da chết thường xuyên có gây hại cho da mặt không?
Da mặt bị ngứa là dấu hiệu gì?
Mẹo chăm sóc làn da bị ửng đỏ
Bí quyết xóa mờ nếp nhăn bằng dầu dừa cho da mặt thêm căng mịn
Chăm sóc da mặt "ma cà rồng" là gì?
Chăm sóc da mặt "ma cà rồng" (Vampire Facial) là một thủ thuật thẩm mỹ xâm lấn tối thiểu được thực hiện bởi các bác sĩ da liễu và bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ tại các cơ sở y tế được cấp phép.
Quy trình chăm sóc da mặt "ma cà rồng" phổ biến bao gồm việc lấy một lượng máu tự thân khoảng 30ml và tách huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) - chế phẩm được tạo ra từ máu sau khi được tách và loại bỏ hồng cầu, bạch cầu và làm giàu nồng độ tiểu cầu lên 2-8 lần so với bình thường - bằng máy ly tâm chuyên dụng trước khi tiêm chúng trở lại mặt bằng các dụng cụ như kim chích, kim lăn (roller) hay cây bút. Huyết tương pha trộn với chất làm đầy acid hyaluronic hoặc một số thành phần khác như các vitamin, fillers, collagen,... có thể mang lại làn da căng mọng, hồng hào và tươi trẻ.
Trong hầu hết các trường hợp, chăm sóc da mặt kiểu "ma cà rồng" là thủ thuật ngoại trú ngắn và cần ít thời gian hồi phục. Dịch vụ này thường được quảng cáo là chống lão hóa cho da mặt. Những người ủng hộ phương pháp này cho biết chúng làm giảm nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác cũng như giảm sự xuất hiện của sẹo mụn.
Phương pháp này có hạn chế đối với những nếp nhăn sâu, lâu ngày mà chỉ phù hợp với những người có làn da mỏng và nếp nhăn nhẹ, nông. Phương pháp làm đẹp này không có tác dụng vĩnh viễn mà chỉ kéo dài được khoảng 15 tháng, sau đó các nếp nhăn lại tiếp tục xuất hiện như cũ.
Chăm sóc da mặt "ma cà rồng" và nguy cơ lây nhiễm HIV
Trong báo cáo tháng Tư, CDC Mỹ xác nhận ba trường hợp nhiễm HIV sau khi sử dụng dịch vụ làm đẹp chăm sóc da mặt "ma cà rồng" tại một spa không có giấy phép ở New Mexico.
Báo cáo cho thấy việc lây truyền HIV tại spa A ở New Mexico xảy ra do qua máu bị nhiễm bẩn. Việc lây nhiễm HIV xảy ra ở những người không có nguy cơ lây nhiễm. Báo cáo cho biết: “Mặc dù lây truyền HIV qua thực hành tiêm chích không vô trùng là một nguy cơ đã được biết đến, nhưng việc xác định các con đường lây truyền mới ở những người không có nguy cơ là vô cùng quan trọng”.
Cuộc điều tra đã theo dõi những khách hàng hiện tại và trước đây của spa A được chẩn đoán HIV từ năm 2018–2023. Cuộc điều tra đã xác định 59 khách hàng được coi là có nguy cơ phơi nhiễm HIV (20 khách hàng được chăm sóc da mặt "ma cà rồng" và 39 khách hàng sử dụng các dịch vụ tiêm khác, chẳng hạn như botox). Ba trường hợp chẩn đoán HIV đã được các bác sĩ lâm sàng báo cáo cho Sở Y tế New Mexico.
Báo cáo cho biết thêm rằng các bác sĩ nên coi các thủ thuật tiêm thẩm mỹ như chăm sóc da mặt "ma cà rồng" là một con đường lây truyền HIV. Việc thực hành các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng đầy đủ và lưu trữ hồ sơ khách hàng tại các cơ sở spa cung cấp các dịch vụ làm đẹp bằng kim tiêm có thể ngăn ngừa lây truyền HIV và các mầm bệnh lây truyền qua đường máu khác, đồng thời đảm bảo truy nguyên và thông báo đầy đủ trong trường hợp có kết quả lâm sàng bất lợi.
Chăm sóc da mặt "ma cà rồng" có an toàn không?
Tại các cơ sở được cấp phép, chăm sóc da mặt kiểu "ma cà rồng" và các liệu pháp điều trị chăm sóc da khác bằng kim tiêm thường được coi là an toàn. Mặc dù quy trình này có thể gây khó chịu và thậm chí đau đớn cho một số người, nhưng tác dụng phụ của chúng nhìn chung là rất ít và có thể bao gồm: Chảy máu, sưng tấy, bầm tím đỏ. Tuy nhiên, phương pháp này cần phải có sự tham gia của bác sĩ chuyên khoa với tay nghề cao và được đào tạo bài bản.
Cuộc điều tra của CDC Mỹ lưu ý rằng spa A ở New Mexico đã không tuân theo các biện pháp kiểm soát lây nhiễm được khuyến nghị, do đó góp phần lây truyền HIV ở một số ít khách hàng.
Ông William Schaffner, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt ở bang Nashville, cho biết việc lây truyền HIV trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe có thể xảy ra khi tuân thủ các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng tiêu chuẩn. Những sai lệch như vậy có thể bao gồm việc tái sử dụng dao mổ hoặc kim tiêm dùng một lần.
Người nhiễm HIV có nên tránh chăm sóc da mặt kiểu "ma cà rồng"?
Ông Schaffner cho biết, khi được thực hiện tại các cơ sở được cấp phép, việc chăm sóc da mặt "ma cà rồng" sẽ an toàn cho bất kỳ ai - ngay cả với những người đang điều trị HIV. Ông giải thích: “Các quy trình kiểm soát nhiễm trùng thích hợp sẽ ngăn ngừa lây truyền virus HIV từ người sang người khác bất kể tình trạng ban đầu của người đó như thế nào. Vì vậy, không cần thiết phải cấm những người mang bệnh lây nhiễm thực hiện các thủ thuật y tế này miễn là họ sử dụng dịch vụ tại một cơ sở chăm sóc sức khỏe được cấp phép và tuân thủ các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng tiêu chuẩn nghiêm ngặt”.
Bình luận của bạn