- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Liệu pháp tước androgen làm tăng nguy cơ tim mạch
PCA3: Xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt đầy tiềm năng
Mức PSA cao có phải là ung thư tuyến tiền liệt?
Xuất tinh thường xuyên có làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?
Tưởng bệnh bất lực hóa ra bị ung thư tuyến tiền liệt
Mối liên hệ giữa liệu pháp ADT với bệnh tim mạch
Các tế bào ung thư ở tuyến tiền liệt cần testosterone để có thể phát triển, tăng trưởng. Do đó, việc áp dụng liệu pháp ADT với mục đích làm giảm nồng độ testosterone trong cơ thể có thể giúp làm chậm sự phát triển của ung thư.
Theo các nhà khoa học, áp dụng liệu pháp ADT có thể gây rối loạn chức năng cương dương, tăng đường huyết, mất xương và nữ hóa tuyến vú. Đặc biệt, nhiều bằng chứng cho thấy nồng độ testosterone thấp trong máu do áp dụng liệu pháp ADT có mối liên hệ với nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu khẳng định không tìm thấy mối liên hệ nào giữa liệu pháp ADT và nguy cơ tử vong do bệnh tim.
Các nhà nghiên cứu đã gặp nhiều trở ngại bởi rất khó để biết liệu pháp ADT là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch hay đơn giản chỉ là việc áp dụng liệu pháp có thể khiến tình trạng bệnh xuất hiện từ trước trở nên tồi tệ hơn.
Một nghiên cứu mới đã được thực hiện nhằm khắc phục những trở ngại của các nghiên cứu trước đó. Nghiên cứu được thực hiện bởi TS. Reina Haque - Tổ chức Y học Kaiser Permanente Southern California (Pasadena, Hoa Kỳ).
Các tác giả cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi là đánh giá mối liên hệ giữa liệu pháp ADT với nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở nhóm đàn ông trẻ tuổi. Chúng tôi đã tiến hành tính toán các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới tính chính xác của kết quả, bao gồm tiền sử mắc bệnh tim mạch, các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch, việc sử dụng thuốc tim mạch và chỉ số xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt PSA".
Liệu pháp ADT và nguy cơ suy tim
Nghiên cứu thực hiện trên 7.637 người đàn ông gần đây đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Khoảng 1/3 trong số này đã áp dụng liệu pháp ADT. Các nhà khoa học đã theo dõi họ trong thời gian tối đa là 13 năm.
Sau khi xem xét các yếu tố gây ảnh hưởng tới kết quả kể trên cũng như các yếu tố khác như chỉ số khối cơ thể (BMI), thói quen hút thuốc lá, các nhà khoa học nhận thấy những trường hợp áp dụng liệu pháp ADT và không có tiền sử bệnh tim mạch đã tăng 81% nguy cơ suy tim.
Những người đàn ông có tiền sử mắc bệnh tim mạch đã tăng 44% nguy cơ rối loạn nhịp tim. Tương tự, nguy cơ rối loạn dẫn truyền – là tình trạng bất thường liên quan đến các xung điện di chuyển qua tim - tăng gấp 3 lần.
Giải thích mối liên hệ giữa liệu pháp ADT và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, các nhà khoa học cho rằng sự thiếu hụt testosterone do liệu pháp ADT làm tăng khối lượng mỡ - yếu tố nguy cơ hàng đầu cho bệnh tim mạch.
Thứ hai, nam giới có mức testosterone thấp nhiều khả năng có lipid (mỡ máu) bất thường làm tăng tình trạng viêm và chỉ số huyết áp bất thường.
M. Hiếu H+ (Theo MedicalNewToday)
Bình luận của bạn