Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng loét dạ dày
5 mẹo đơn giản để sống chung với viêm loét dạ dày
Người viêm loét dạ dày nên biết sợ mùa Thu
Bệnh viêm loét dạ dày có di truyền không?
5 lời khuyên ngăn ngừa viêm loét dạ dày
Đồ uống có cồn
Uống nhiều đồ uống có cồn có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng. Với những người đã mắc bệnh thì đồ uống có cồn có thể làm bệnh nặng hơn. Một nghiên cứu năm 2000 được công bố trên Tạp chí Gastroenterology (Mỹ) cho thấy: Uống đồ uống có cồn làm tăng tiết acid dạ dày. Acid succinic và maleic có trong một số loại đồ uống có cồn cũng kích thích dạ dày tiết acid.
Không chỉ làm tăng acid dạ dày mà đồ uống có cồn còn có thể khiến bạn bị mất nước. Do đó, nếu bị loét dạ dày, bạn nên tránh hoặc hạn chế uống đồ uống có cồn.
Thường xuyên uống đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ loét dạ dày
Cà phê
Nếu bạn đang cố gắng chữa khỏi bệnh loét dạ dày của mình thì đã đến lúc bạn nên giảm lượng cà phê cũng như các sản phẩm có chứa caffeine khác. Caffeine làm tăng lượng acid trong dạ dày và có thể gây ra chứng ợ chua hoặc kích thích dạ dày. Không chỉ tránh cà phê thông thường, bạn cũng nên tránh cà phê đã khử caffeine vì nó cũng làm tăng acid dạ dày.
Thực phẩm cay
Ăn nhiều thực phẩm cay có thể gây loét dạ dày là quan niệm sai lầm của nhiều người. Tuy nhiên, thức ăn cay nóng như ớt có thể kích thích niêm mạc dạ dày, do đó làm tình trạng loét trở nên tồi tệ hơn. Tuy vậy, không phải tất cả các loại ớt đều có hại cho sức khỏe. Các nhà khoa học tin rằng hoạt chất capsaicin có trong ớt cayenne có thể giúp ức chế tiết acid dạ dày.
Ngoài thực phẩm cay, bạn cũng nên tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chiên rán vì chúng cần nhiều acid dạ dày để tiêu hóa, do đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng loét dạ dày.
Ăn thực phẩm cay nóng có thể làm vết loét dạ dày trầm trọng hơn
Thịt đỏ
Những người bị loét dạ dày tá tràng nên tránh ăn thịt đỏ. Thịt đỏ chứa lượng chất béo và protein nhiều nên dạ dày phải tiết nhiều acid hơn để tiêu hóa. Thịt đỏ cũng làm suy yếu niêm mạc ruột và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Tốt nhất, bạn nên tránh ăn thịt đỏ hoàn toàn cho đến khi khỏi loét dạ dày. Hãy nhớ rằng, thịt đỏ không phải là nguồn duy nhất cung cấp protein. Bạn có thể bổ sung protein cho cơ thể từ các thực phẩm khác như thịt gà, cá, trứng...
Đồ uống có gas
Đồ uống có gas có thể kích thích niêm mạc dạ dày và ruột non của bạn. Hầu hết các loại đồ uống có gas chứa acid citric có thể khiến dạ dày tiết nhiều acid hơn và khiến vết loét mở rộng.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Một số người có thể cảm thấy triệu chứng loét dạ dày giảm khi uống sữa lạnh hoặc ăn kem, tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy. Sữa nguyên kem cũng như nhiều sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng loét dạ dày. Ngoài ra, protein trong sữa có thể kích thích dạ dày sản xuất nhiều acid hơn. Ngoài sữa nguyên kem, bạn cũng nên tránh các sản phẩm từ sữa như phomai, bơ...
Thực phẩm chứa nhiều muối
Ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày. Nếu bạn đã bị loét dạ dày, thì chế độ ăn nhiều muối có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Lượng muối cao trong chế độ ăn cũng có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc được sử dụng để điều trị loét dạ dày. Để hạn chế lượng muối tiêu thụ hàng ngày, bạn nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều muối như thịt xông khói, khoai tây chiên, súp đóng hộp... Luôn đọc nhãn sản phẩm khi mua sắm để chọn những thực phẩm có hàm lượng natri thấp.
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Tránh ăn tối muộn: Nên ăn tối khoảng 3 - 4 giờ trước khi ngủ.
- Giảm căng thẳng vì nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng loét dạ dày
- Bỏ thuốc lá vì nó làm tăng tỷ lệ tái phát loét dạ dày.
Bình luận của bạn