Củ mã thầy mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và có công dụng chữa bệnh hiệu quả
Khỏe đẹp hơn chỉ với hạt đậu
6 cách tận dụng vỏ trái cây hiệu quả
8 loại trái cây dồi dào chất xơ nên ăn hàng ngày
Cây hoàn ngọc - Khắc tinh của các vấn đề tiêu hóa
Mã thầy là một loại củ mọc dưới nước to bằng củ hành, bên ngoài mang lớp vỏ màu nâu đen. Tên khoa học là Heleocharis dulcis (Burm.f.). Trong dân gian, mã thầy còn có nhiều tên gọi khác như củ năng, bột tề, thủy vu, ô vu, ô từ, hắc sơn lăng, địa lật, hồng từ cô...
Công dụng của củ mã thầy
Mã thầy chứa nhiều nước, tinh bột, protein, lipid, đường, pectin, các muối calci, phospho, sắt, vitamin A, B1, B2, C... và hoạt chất puchin có tác dụng kháng khuẩn, hạ huyết áp và phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.
Mã thầy được xem là một loại thảo dược, chỉ cần lấy củ thái nhỏ, nấu với bột đậu xanh làm chè lục tàu xá hoặc hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột. Ngoài ra, chất xơ và tinh bột có trong mã thầy giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Bạn có thể lấy củ mã thầy bỏ vỏ nhồi vào dạ dày lợn khâu kín lại, đun chín kỹ rồi ăn cái và uống nước rất tốt cho việc tiêu hóa.
Đối với những người uống rượu nhiều, cảm giác nóng bụng, khó chịu có thể sử dụng lợi mã thầy bằng cách dùng nước ép củ mã thầy, cho thêm ít chanh và một chút muối giúp hạn chế chất độc của rượu vào cơ thể và chống nóng trong người. Ngoài ra, lấy củ mã thầy rửa sạch, giã nát, trộn với lòng trắng trứng đắp mặt cũng giúp chữa mụn nước rất hiệu quả.
Củ mã thầy chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Ngoài củ, trong dân gian còn có kinh nghiệm dùng thân cây mã thầy (10 - 20gr), kết hợp với rễ cây lau (30g), để tươi và sắc với 400ml nước. Uống nước này 2 lần/ngày giúp chữa phù toàn thân, tiểu tiện khó khăn, táo bón.
Cẩn trọng khi sử dụng
Vì có tính lạnh nên mã thầy không thích hợp với những người có thể chất hoặc bệnh lý thuộc thể hư hàn, biểu hiện bằng các triệu chứng như sợ lạnh, tay chân lạnh, hay đau bụng khi ăn đồ sống lạnh, đại tiện lỏng hoặc nát, dễ bị cảm lạnh, ăn kém tiêu.
Ngoài ra, nhiều người có thói quen ăn sống củ mã thầy, điều này rất nguy hiểm. Lý do là vì mã thầy mọc dưới nước, chính vì thế, loại củ này dễ bị nhiễm ấu trùng sán do môi trường bị ô nhiễm, khi ăn sống củ mã thầy, thì các loại sán sẽ theo đường miệng đi vào cơ thể và gây nên các bệnh về đường ruột.
Vỏ mã thầy cũng tập trung rất nhiều chất có hại cho cơ thể, có thể gây ra một số loại bệnh. Khi ăn củ mã thầy sống hay dùng để chế biến món ăn cần phải bóc vỏ thật sạch để được an toàn khi sử dụng loại củ này.
Bình luận của bạn