Chỉ cần quan sát về sắc thái của lưỡi là có thể biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe
Màu sắc của lưỡi nói gì về sức khỏe của bạn?
Nguyên nhân nào khiến người cao tuổi suy giảm vị giác?
Những thói quen khiến bạn thất bại trong việc giảm cân
Ăn dứa đúng cách để tận hưởng những lợi ích sức khỏe tuyệt vời
Lưỡi có màu đỏ tươi
Lưỡi có màu đỏ tươi là dấu hiệu cơ thể của bạn đang thiếu sắt hoặc vitamin B12, cũng có thể là thiếu một số loại vitamin khác gây đau khi ăn đồ nóng hoặc đồ ăn cay. Nếu cơ thể đang bị thiếu vitamin, bạn cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như mệt mỏi, suy nhược hoặc các vấn đề về thăng bằng và khó khăn về trí nhớ. Tình trạng này dễ gặp ở những người ăn chay vì họ dễ bị thiếu vitamin B12 - một loại vitamin có nhiều trong thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trứng, sữa...
Luỡi có lông tơ màu nâu hoặc đen
Tình trạng lưỡi có lông tơ màu nâu hoặc đen rất dễ để phát hiện ở những người hay hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia. Không những vậy, những người có lưỡi đậm màu thường có hơi thở hôi và có mùi vị bất thường. Để tránh tình trạng này, bạn cần hạn chế hút thuốc và sử dụng rượu bia. Đồng thời, sử dụng bàn chải đánh răng để làm sạch lưỡi của mình và chà hết các mảng bám có trong lưỡi.
Lưỡi có màu trắng sữa
Nếu lưỡi của bạn có màu trắng sữa hoặc màu giống phô mai, dễ bong tróc thì đó chính là dấu hiệu của tình trạng lưỡi bị nhiễm nấm men. Điều này chủ yếu là do sự dư thừa của candida - loại nấm men làm ảnh hưởng đến những người bị mắc bệnh đái tháo đường và những người mắc bệnh tự miễn dịch.
Lưỡi nhăn
Lưỡi nhăn là một trong những dấu hiệu của tuổi già, do đó những vết nứt ở lưỡi sẽ phát triển sau khi bạn đến một độ tuổi nhất định và điều này chứng tỏ cơ thể bạn đang già đi. Khi gặp tình trạng này, vệ sinh răng miệng và lưỡi vô cùng quan trọng bởi nếu bạn không vệ sinh đúng cách thì sẽ dẫn đến nhiễm trùng trong các đường nứt.
Mảng trắng trên lưỡi
Mảng trắng không đau ở lưỡi (hay còn gọi là bạch sản) được gây ra bởi một sự tăng trưởng quá mức của các tế bào. Tình trạng này dễ gặp ở những người hút thuốc lá quá mức. Các mảng trăng này đôi khi có thể chỉ là do răng liên tục cọ xát với lưỡi. Nhưng nếu nó không biến mất trong một hoặc hai tuần, bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Lưỡi bị lở loét hoặc mụn nước
Loét lưỡi có thể xảy ra khi lỡ cắn phải lưỡi, hút thuốc hay do căng thẳng. Tuy nhiên, những vết loét và mụn nước nghiêm trọng thường có khả năng liên quan đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, đâu cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi - căn bệnh có nguy cơ tử vong cao. Nếu lưỡi có dấu hiệu bị đau, lở loét và xuất hiện mụn nước kéo dài nhiều ngày, bạn cần phải đến gặp bác sĩ kiểm tra và điều trị ngay lập tức.
Lưỡi có cảm giác bỏng rát
Một cảm giác bỏng rát giống như bị đốt cháy trên lưỡi thường do dị ứng với một số kem đánh răng nhất định. Đây cũng có thể là đó có thể là biểu hiện của hội chứng bỏng rát miệng. Cảm giác lưỡi bị bỏng rát khi đánh răng còn có thể là do những thay đổi cơ thể của bạn sau khi mãn kinh. Bạn cần thay đổi kem đánh răng hoặc gặp bác sĩ để được tư vấn.
Bình luận của bạn