- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Tập thể dục có thể giúp bệnh nhân đái tháo đường type 2 kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu
Liệu pháp điều trị bổ sung và thay thế có giúp quản lý đái tháo đường tốt hơn?
Thay đổi đơn giản giúp phòng ngừa đái tháo đường type 2 ở trẻ em
Chế độ ăn cho người có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2
Bị đái tháo đường ăn mật ong: Điều gì sẽ xảy ra?
1. Nói chuyện với bác sỹ trước khi bắt đầu bất kỳ một chương trình tập luyện nào
Bệnh nhân cần thảo luận với bác sỹ về các chương trình tập luyện được cho là an toàn vì tình trạng mạch máu, khớp, bàn chân, mắt và hệ thống thần kinh - tất cả đều có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh đái tháo đường type 2. Từ đó, bác sỹ có thể đề nghị thay đổi loại hoặc liều lượng thuốc để phù hợp với mức độ gia tăng hoạt động thể chất của người bệnh.
2. Tạo thói quen kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi tập thể dục
Mức đường trong máu có thể dao động tùy thuộc vào cường độ, thời gian tập luyện hoặc những gì người bệnh ăn vào trước khi tập thể dục. Việc kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi tập thể dục giúp người bệnh biết được cụ thể việc hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu và có phương hướng điều chỉnh thích hợp.
Đặc biệt, việc kiểm tra đường máu trước khi tập thể dục sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ dao động đường máu quá lớn. Nếu lượng đường trong máu trước khi tập thể dục tăng cao, tốt nhất người bệnh cần chờ cho lượng đường trong máu trở lại mức khỏe mạnh. Vào những lần tập sau, người bệnh cần xem xét lại bữa ăn gần nhất trước khi tập luyện và tham khảo ý kiến bác sỹ về việc sử dụng thuốc.
Nếu lượng đường trong máu trước khi tập thể dục xuống thấp, bạn cũng không nên tập thể dục. Lý do vì cơ thể đã sử dụng hết lượng đường trong máu, nó sẽ bắt đầu tạo ra năng lượng thay thế bằng chất béo cho các hoạt động sống. Quá trình đốt cháy chất béo sẽ tạo ra chất gọi là ketones được tích tụ trong nước tiểu. Sự tích tụ ketones gây ra triệu chứng khô miệng, buồn tiểu thường xuyên, mệt mỏi, hơi thở có mùi trái cây, da đỏ, đau dạ dày, khó thở và khó tập trung. Người bệnh không nên tập thể dục nếu có bất kỳ một trong các triệu chứng kể trên. Thay vào đó, người bệnh có thể ăn nhẹ để mức đường huyết tăng trở lại trước khi tập luyện.
Cần tạo thói quen kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi tập thể dục
3. Mang theo nước và đồ ăn nhẹ tiện dụng
Khi tập thể dục, cơ thể sẽ bị mất nước nhanh chóng và điều này có thể ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu. Hãy chắc chắn bạn luôn uống đủ nước trước khi, trong khi và sau khi tập thể dục. Ngoài ra, bạn nên mang theo một số thực phẩm giúp bổ sung carbohydrate như nho khô, kẹo cứng hoặc viên nén glucose để phòng trường hợp đường huyết xuống thấp trong quá trình tập luyện.
4. Kiểm tra bàn chân của bạn
Biến chứng thần kinh do đái tháo đường có thể gây ảnh hưởng tới việc cảm nhận cảm giác của đôi bàn chân như đau đớn, nóng hay lạnh. Điều này đồng nghĩa với việc bạn khó có thể cảm nhận được những tổn thương ở chân khi tập thể dục.
5. Nghe dự báo thời tiết một cách thường xuyên
Với những bệnh nhân tập thể dục ngoài trời, cần thường xuyên nghe dự báo thời tiết để tránh tình trạng cơ thể mất nước do thời tiết quá nóng hoặc mất nhiệt do thời tiết quá lạnh, tất cả đều có thể gây ảnh hưởng tới lượng đường trong máu khác với dự tính hàng ngày. Vào những ngày thời tiết khắc nghiệt, người bệnh nên di chuyển và thực hiện các bài tập trong nhà.
6. Lắng nghe cơ thể của bạn
Khi kiệt sức, bạn có thể ít chú ý tới chi tiết về sự an toàn và có thể gây thương tích cho bản thân khi tập thể dục. Nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu, hãy ngừng tập thể dục ngay lập tức! Nói chuyện với bác sỹ để xác định điều gì gây ra sự khó chịu và có được cách khắc phục hiệu quả.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
(*) sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
(**) Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn