Tại sao người bệnh đái tháo đường phải cắt cụt chân?

Tổn thương thần kinh và bệnh động mạch ngoại biên có thể dẫn đến cắt cụt chân

3 "siêu thực phẩm" dành cho bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường

4 ảnh hưởng của mùa Đông gây ra cho người đái tháo đường

Người đái tháo đường ăn bao nhiêu Carb là đủ?

Hướng dẫn xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bệnh đái tháo đường

Bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên xảy ra khi các mạch máu bị thu hẹp bởi các mảng bám, từ đó làm giảm quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Căn bệnh này rất phổ biến ở những người mắc bệnh đái tháo đường, với tỷ lệ khoảng 30%. Thường thì người mắc bệnh đái tháo đường sẽ không biết họ mắc bệnh động mạch ngoại biên trừ khi các triệu chứng của bệnh đã trở nặng. Khi xảy ra, người bệnh có thể cảm nhận tình trạng đau sưng ở cẳng chân và bàn chân, nhất là khi di chuyển.

Sự suy giảm lưu lượng máu đến chân và bàn chân là nguyên nhân gây ra các vấn đề về chân. Dòng máu tới chân bị chặn khiến người bệnh có cảm giác tê đau và có thể làm cho người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn ở chân bị tổn thương. Nếu tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng, nhiễm trùng sẽ dẫn đến hoại tử khiến người bệnh phải cắt cụt chân để bảo toàn tính mạng.

Bệnh động mạch ngoại biên không chỉ ảnh hưởng đến các động mạch đưa máu tới chân, mà còn có thể ảnh hưởng đến động mạch đưa máu tới các bộ phận khác của cơ thể.

Kiểm soát đường huyết không tốt gây biến chứng đái tháo đường

Bệnh thần kinh (tổn thương dây thần kinh)

Đường huyết tăng cao có thể làm hư hại tới các dây thần kinh. Bệnh thần kinh liên quan tới đái tháo đường thường ảnh hưởng nhiều nhất ở chân và bàn chân. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ không còn khả năng cảm nhận những chấn thương ở chân. Một chấn thương hoặc vết thương không được điều trị có thể dẫn đến việc phẫu thuật cắt bỏ.

Làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ cắt cụt chi do biến chứng?

Những bệnh nhân không duy trì tốt lượng đường trong máu ở mức an toàn có nguy cơ cao phải cắt cụt chân. Chỉ tính riêng bệnh động mạch ngoại biên, cứ mỗi 100.000 người sẽ có 12 - 15 người phải phẫu thuật cắt bỏ. Lý do cắt cụt là để loại đi các mô bị nhiễm bệnh hoặc hoại tử do thiếu lưu lượng máu tới chữa lành.

Do đó, người bệnh đái tháo đường cần thực hiện các bước để phòng ngừa biến chứng dẫn đến cắt cụt chi:

- Quan tâm tới đôi chân: Cần kiểm tra chân một cách thường xuyên. Luôn đảm bảo rằng đôi chân của bạn được chăm sóc đúng cách.

- Theo dõi mức đường huyết trong máu: Điều này giúp phòng ngừa nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như động mạch ngoại biên hay tổn thương thần kinh có thể dẫn đến cắt cụt chân.

- Ổn định đường huyết: Dùng thuốc hạ đường huyết theo hướng dẫn của bác sỹ, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tham gia hoạt động thể chất thường xuyên.

M. Hiếu H+ (Theo Medical)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết