Mắc bệnh Crohn, viêm ruột có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật

Người bệnh viêm ruột, bệnh Crohn có nguy cơ bị sỏi mật cao gấp đôi người bình thường

Túi mật có nhiều sỏi 3 - 8mm dùng TPBVSK Kim Đởm Khang được không?

Một vài nguyên liệu tự nhiên giúp hỗ trợ sức khỏe túi mật

Phải làm gì khi phát hiện mình có sỏi mật?

Các thảo dược, cây thuốc Nam trị sỏi mật hiệu quả

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu tại sao người bệnh viêm ruột (IBD) lại có nguy cơ cao bị sỏi mật, cũng như các lựa chọn điều trị sỏi mật ở những đối tượng này.

Những nguyên nhân chính gây hình thành sỏi mật

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây hình thành sỏi mật là do có quá nhiều cholesterol trong dịch mật. Theo đó, tình trạng này có thể gây hình thành sỏi cholesterol - một trong những loại sỏi mật thường gặp nhất (chiếm khoảng 80% các trường hợp).

Bên cạnh sỏi cholesterol, sỏi mật sắc tố cũng có thể hình thành trong túi mật. Nguyên nhân gây dạng sỏi mật này thường là do các bệnh mắc kèm, ví dụ như bệnh xơ gan, nhiễm trùng đường mật, thiếu máu hồng cầu hình liềm…

Bệnh viêm ruột cũng có thể gây hình thành sỏi mật

Nhiều chuyên gia cho rằng, bệnh viêm ruột cũng có thể gây ra các vấn đề trong hệ gan mật. Do đó, những người mắc bệnh viêm ruột (như bệnh Crohn) có nguy cơ bị sỏi mật cao gấp đôi so với người bình thường.

Cụ thể, theo ước tính của các chuyên gia, người bình thường có nguy cơ bị sỏi mật nằm trong khoảng từ 5,5 - 15%. Tỷ lệ này ở người bệnh Crohn là từ 11 - 34%.

Càng mắc bệnh Crohn lâu năm, bạn càng có nguy cơ cao bị sỏi mật

Tỷ lệ bị sỏi mật ở người bệnh Crohn còn có thể tăng cao hơn nữa nếu người bệnh có thêm các yếu số sau:

- Người bệnh bị viêm ở phần cuối của ruột non, đoạn chuyển sang ruột già.

- Bạn đã mắc bệnh Crohn hơn 15 năm.

- Bạn đã phẫu thuật cắt bỏ hơn 30cm ruột non.

- Thường xuyên phải nhập viện (nhiều hơn 3 lần) hoặc nằm viện lâu ngày.

- Truyền dinh dưỡng không qua đường ruột (đường tĩnh mạch) nhiều lần.

- Người bệnh đã trải qua hơn 3 đợt bùng phát bệnh.

Với người bệnh viêm ruột, sỏi mật thường hình thành do sự kém hấp thụ muối mật. Theo đó, tình trạng viêm ruột thường xảy ra ở đoạn cuối ruột non, đoạn cuối hồi tràng - nơi hấp thụ muối mật.

Việc muối mật không được hấp thụ đúng cách có thể gây mất cân bằng trong thành phần dịch mật, về lâu dài sẽ dẫn tới hình thành sỏi mật.

Người bệnh Crohn thường có nguy cơ cao mắc các biến chứng do sỏi mật. Phẫu thuật cắt túi mật là khá cần thiết để phòng ngừa biến chứng, dù bản thân người bệnh Crohn sẽ có nguy cơ mắc phải các biến chứng hậu phẫu cao hơn.

Phẫu thuật cắt túi mật ở người bị viêm ruột

Nhiều người bệnh viêm ruột nghĩ họ nên kết hợp phẫu thuật cắt túi mật trong khi thực hiện các phẫu thuật khác (thường là khi họ phải tiến hành cắt bỏ một phần ruột non).

Tuy nhiên, trên thực tế, các chuyên gia không khuyến khích điều này. Theo đó, bạn không nên cắt túi mật sớm như biện pháp phòng ngừa biến chứng.

Phẫu thuật cắt túi mật được đánh giá là một ca phẫu thuật khá đơn giản, an toàn và có thể tiến hành dưới dạng phẫu thuật mở hoặc nội soi. Trong đó, phẫu thuật nội soi thường được áp dụng nhiều hơn vì ít nguy cơ biến chứng, giúp người bệnh rút ngắn thời gian hồi phục.

Lựa chọn điều trị sỏi mật không phẫu thuật

Nếu bạn không thể tiến hành phẫu thuật cắt túi mật, vẫn có một vài lựa chọn khác để điều trị sỏi mật, ví dụ như:

- Trị liệu phân hủy sỏi tiếp xúc: Các bác sỹ có thể tiêm các chất giúp hòa tan sỏi mật vào túi mật.

- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Với phương pháp này, các bác sỹ sẽ dùng một ống mềm, đưa qua miệng, xuống dạ dày và vào ống mật chủ để loại bỏ sỏi mật.

- Tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể (ESWL): Sóng xung kích siêu âm được truyền vào ổ bụng để phá vỡ sỏi mật.

- Dẫn lưu túi mật xuyên gan qua da: Các bác sỹ sẽ đặt một ống qua ổ bụng, vào túi mật để dẫn lưu dịch mật.

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Verywellhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa