7 điều F0 nên làm để nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe

F0 điều trị tại nhà nên chú ý giữ ấm cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng và vừa sức

Các đoàn dự SEA Games 31 phải đáp ứng đủ yêu cầu phòng dịch COVID-19

Ai có nguy cơ mắc COVID-19 lần 2?

2 năm tới, chúng ta sẽ phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào?

Làm thế nào để lấy lại vị giác, khứu giác hậu COVID-19?

Hiện nay, chưa phổ biến thuốc điều trị COVID-19 đặc hiệu. Thuốc sử dụng cho F0 điều trị tại nhà chủ yếu là thuốc làm giảm các triệu chứng như thuốc hạ sốt, giảm đau, giảm ho, long đờm, chống nghẹt mũi, cầm tiêu chảy, bù điện giải hoặc bổ sung vitamin... Riêng thuốc kháng virus cũng chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus trong vài ngày đầu. Mặt khác, thuốc này chỉ định dùng giới hạn ở người bệnh trên 18 tuổi, có mắc kèm bệnh nền hoặc yếu tố nguy cơ chuyển nặng.

Chỉ có hệ miễn dịch của chúng ta mới có khả năng loại được virus ra khỏi cơ thể. Vì thế, điều quan trọng nhất với người bệnh F0 là phải giúp hệ miễn dịch của mình khỏe mạnh. Điều này sẽ góp phần giúp hệ miễn dịch tập trung sức mạnh để “bắt nhốt” và tiêu diệt virus dễ dàng hơn.

Dược sỹ Lê Biên (từ Công ty Dược phẩm Đông Tây) với hơn 30 năm kinh nghiệm tư vấn dùng thuốc cho biết: Dùng thuốc cho F0 cần đúng cách, đúng thời điểm, không lạm dụng thuốc. Triệu chứng bệnh đến đâu, chữa đến đó như cách chúng ta chữa cảm cúm.

Bện cạnh việc dùng thuốc thì dinh dưỡng, F0 cần lưu ý thêm một số điều dưới đây để có thể nhanh khỏi COVID-19 hơn:

Giữ vệ sinh đường hô hấp

- Xịt nước muối biển 2 - 4 lần/ngày để giữ ẩm niêm mạc mũi và làm loãng dịch tiết.

- Súc họng (súc sâu trong cổ họng để làm sạch họng) và làm giảm đờm nhớt.

- Uống nước ấm thường xuyên để giữ ẩm đường hô hấp, làm loãng đờm để cơ thể dễ tống đẩy ra khỏi cơ thể. Uống đủ nước còn giúp cơ thể thải độc tốt hơn, đồng thời giúp máu không bị cô đặc (virus làm tăng đông máu).

Dinh dưỡng tốt và giữ đường ruột khỏe mạnh

Virus SARS-CoV-2 không chỉ gây tổn thương tim phổi mà còn gây tổn thương đường ruột có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa và làm giảm sức mạnh của hệ miễn dịch.

Các nhà khoa học đã chỉ ra có khoảng 70 - 80% các tế bào miễn dịch trong cơ thể tập trung tại ruột. Do đó, bạn nên chú ý giữ sức khỏe đường ruột bằng cách tuân thủ chế độ ăn đủ dinh dưỡng như sau:

- Ăn đủ lượng, đủ chất ngay cả khi ốm mệt.

- Thức ăn phải dễ tiêu hóa, lành mạnh và có lợi cho hệ miễn dịch như:

+ Vitamin A: Duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, tạo kháng thể trên bề mặt niêm mạc.

+ Vitamin C: Tăng cường miễn dịch, cải thiện chức năng hô hấp.

+ Vitamin D: Tăng cường miễn dịch hệ tiêu hóa, tuần hoàn.

+ Vitamin E: Thúc đẩy sự phát triển của hệ miễn dịch.

+ Kẽm, acid béo omega-3: Điều hòa miễn dịch và phản ứng viêm.

+ Phô mai, sữa chua bổ sung lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch.

 

Trừ vitamin D bổ sung bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 15 - 30 phút/ngày, còn lại các loại vitamin, khoáng chất chất kể trên nên được bổ sung thông qua các thực phẩm như cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ, bông cải xanh, cải bó xôi, ớt chuông, các loại đậu đỗ, giá đỗ, rau mầm; Các loại gia vị (húng, tía tô, gừng, tỏi, nghệ); Các loại rau xanh và các loại trái cây có múi.

- Tăng cường ăn các thực phẩm giàu đạm như trứng, cá, thịt trắng, hàu, sò… vì hệ miễn dịch cần nhiều protein để phục hồi tổn thương, tạo kháng thể mới.

Giữ ấm cơ thể, không để mất nước, mất nhiệt

Cơ thể bị lạnh có thể làm mất nhiều sức đề kháng. Do đó, F0 nên giữ ấm cơ thể bằng cách ăn đồ ăn, uống thức uống ấm; Tắm nước ấm. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý không xông toàn thân khi đang sốt vì điều này có thể khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi, dễ gây rối loạn điện giải, rối loạn nhịp tim.

Nếu sốt cao hay tiêu chảy nhiều, bạn cần chú ý bù oresol kịp thời, không để mất nước sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn.

Tập thể dục

Hoạt động thể chất đều đặn, vừa sức sẽ giúp kích thích hệ thống miễn dịch và tăng khả năng chống viêm, chống nhiễm trùng. Do đó, F0 điều trị tại nhà nên vận động tại chỗ mỗi ngày, tối thiểu 30 phút/ngày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên lưu ý tập luyện vừa sức để tránh gây nhiều áp lực lên cơ thể.

Tập thở để tăng dung tích phổi

Theo dược sỹ Lê Biên, người mắc COVID-19 ít nhiều gì cũng sẽ gặp phải tình trạng tổn thương phổi do virus tấn công trực tiếp vào cơ quan này, đặc biệt là ở những người bệnh bị suy hô hấp hoặc viêm phổi. Quá trình hồi phục sẽ tạo sẹo và xơ kẽ mô phổi.

Do đó, việc tập thở bằng cơ bụng nhằm làm tăng dung tích phổi, phục hồi đường thở và chống xơ hóa phổi hậu COVID-19 là rất cần thiết. Theo các chuyên gia vật lý trị liệu từ Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ), bài tập thở này có 3 động tác:

Hít thở sâu khi nằm ngửa

- Nằm ngửa, tay đặt trên bụng.

- Khép môi, uốn cong lưỡi để đầu lưỡi chạm vòm miệng trên.

- Hít vào bằng mũi và phình bụng để đẩy không khí vào sâu trong phổi.

- Từ từ thở ra bằng mũi (thời gian thở ra nên kéo dài hơn thời gian hít vào).

- Lặp lại động tác hít thở trong vòng 1 phút.

Hít thở sâu khi nằm sấp

bai-tap-2

- Nằm sấp, gối đầu lên tay để có khoảng trống khi thở.

- Khép môi và đặt đầu lưỡi chạm vào vòm miệng trên.

- Hít vào thở ra như bài tập thứ nhất.

Hít thở sâu khi ngồi

bai-tap-3

- Ngồi thẳng lưng.

- Một tay đặt lên ngực, một tay đặt vào bụng (xòe ngón tay).

- Thực hiện các động tác hít thở như bài tập thứ nhất.

Lưu ý: Không nên tập thở khi bị sốt, hụt hơi, khó thở khi nghỉ; Không tập khi bị đau ngực hoặc hồi hộp; Không tập khi bị phù chi dưới. Ngừng tập ngay khi thấy: Chóng mặt, khó thở hơn bình thường, đau ngực, da lạnh, mệt quá mức hoặc nhịp tim nhanh, không đều.

Ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng

Căng thẳng, stress quá mức có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hệ miễn dịch của bạn. F0 điều trị tại nhà có thể quản lý căng thẳng thông qua một vài biện pháp như tập thiền, tập thở, nghe nhạc.

Tăng thời gian ngủ và nghỉ ngơi trong những ngày ốm để hệ miễn dịch sinh kháng thể và tái tạo, sửa chữa tổn thương.

Tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ, ngăn ngừa vi huyết khối

Bên cạnh gây viêm, virus SARS-CoV-2 còn có thể làm tăng đông máu trong cơ thể. Theo đó, các phản ứng viêm do virus có thể gây tổn thương nội mạc mạch máu (lớp lót trong lòng mạch có chức năng điều tiết các quá trình đông máu, co giãn mạch, quá trình viêm - chống viêm) và kích hoạt quá trình viêm, tăng đông máu, hình thành huyết khối.

Để hỗ trợ ức chế quá trình viêm và ngăn ngừa tổn thương nội mạc mạch máu, giảm nguy cơ hình thành huyết khối do virus gây ra, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có chứa chiết xuất thông Dahurian, kết hợp với các dược liệu tốt cho tim mạch như đan sâm, hoàng đằng, cao natto.

 

Gợi ý cho bạn: Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang Platinum giúp hỗ trợ giảm đau thắt ngực, tăng lưu thông máu nên hữu ích trong việc hỗ trợ phòng ngừa tổn thương tim và mạch máu trong giai đoạn nhiễm bệnh cũng như giai đoạn hậu F0.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang Platinum - Hỗ trợ giảm đau thắt ngực, tăng lưu thông máu đến tim cho người thiếu máu cơ tim

Với thành phần chính là chiết xuất thông Dahurian, thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Ích Tâm Khang Platinum có tác dụng:

- Hỗ trợ hoạt huyết, giảm cholesterol máu và tăng lưu thông máu đến tim.

- Hỗ trợ cải thiện biểu hiện và giảm nguy cơ đau thắt ngực, nặng ngực do thiếu máu tim.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Ích Tâm Khang Platinum ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.219

Địa chỉ: Số 19A/126 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Vi Bùi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm