Thị trường TPCN ở Việt Nam ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng
Nhà phân phối Vinalink Group tham quan Viện Thực phẩm chức năng
Dự đoán 9 xu hướng dinh dưỡng, thực phẩm chức năng cho năm 2022
Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam: Chủ động trong trạng thái “bình thường mới”
Thực phẩm chức năng năm 2021: Thách thức và cơ hội
Theo PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, thị trường TPCN ở Việt Nam ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Dẫn chứng là vào năm 2000, cả nước chỉ có 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN với 63 sản phẩm. Năm 2021, số cơ sở đã tăng lên 3.108 với 11.127 sản phẩm.
Yếu tố thúc đẩy sự phát triển này trước hết nằm ở chính tiềm năng của ngành TPCN. Theo PGS.TS Trần Đáng, TPCN thực sự là một dòng sản phẩm thực phẩm có tác dụng chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ gây bệnh và hỗ trợ cho điều trị có hiệu quả với 6 tác dụng: Tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ; Tác dụng tạo sức khỏe sung mãn; Tác dụng tăng sức đề kháng cơ thể; Tác dụng làm đẹp; Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tật. Ngoài ra, ngành thực phẩm chức năng kích thích phát triển nguồn cung dược liệu và bảo tồn được những loài dược liệu quý bản địa, tạo công ăn việc làm cho người dân tại nhiều địa phương.
Quá trình phát triển của ngành TPCN bước qua 4 giai đoạn với không ít thăng trầm. Giai đoạn 2000-2007, khi mới xâm nhập vào Việt Nam, trên thị trường có khoảng 60-700 sản phẩm, trong đó chủ yếu là sản phẩm nhập khẩu. Chỉ có 1% dân số trên 18 tuổi dùng TPCN.
Vào năm 2007, Hiệp hội TPCN Việt Nam được thành lập với nhiệm vụ là tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, giáo dục cho toàn xã hội “Hiểu đúng, làm đúng, dùng đúng” TPCN. Hiệp hội đã ban hành chiến lược phát triển TPCN ở Việt Nam cũng như các bộ tiêu chuẩn GMP, GAP nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng trong sản xuất, chế biến TPCN.
Nhờ có sự ra đời của Hiệp hội, thị trường TPCN bước vào giai đoạn phát triển (từ 2008-2013), số sản phẩm TPCN trên thị trường tăng lên khoảng 7000 mặt hàng, phục vụ khoảng 10% dân số trên 18 tuổi. Tỷ trọng sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu gần tương đương nhau.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2014-2018, thị trường TPCN có sự giảm sút về số cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như số lượng sản phẩm. Bù lại, các mặt hàng trong nước chiếm ưu thế trên thị trường (khoảng 60-80%). TPCN tiếp cận được 20% dân số trên 18 tuổi.
Từ 2019 đến 2021, thị trường có sự vực dậy mạnh mẽ, bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao của ngành TPCN tại Việt Nam. Dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong 2 năm, số sản phẩm trên thị trường tăng vọt lên 12.000 mặt hàng, trong đó có tới 80% sản phẩm sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, cũng nhờ chiến lược truyền thông tích cực giúp xã hội hiểu đúng về TPCN, tỷ lệ người sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng đã tăng lên 58,5% dân số trên 18 tuổi.
Không chỉ ký kết hợp tác hoạt động với các cơ quan trong nước như Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), Hiệp hội TPCN Việt Nam còn là thành viên của Hiệp hội TPCN Đông Nam Á và Hiệp hội TPCN Quốc tế. Hiệp hội giữ mối quan hệ trao đổi thông tin, cập nhật các thông tin mới về TPCN với các thị trường như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU…, đặc biệt về văn bản pháp luật, tiêu chuẩn và sản phẩm mới.
Có thể nói, Hiệp hội TPCN Việt Nam có đóng góp không hề nhỏ trong chặng đường phát triển của ngành TPCN. Hàng năm, Hiệp hội duy trì sinh hoạt đều đặn nhằm tư vấn, hướng dẫn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Giải thưởng “sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” đã được tổ chức 10 năm liên tiếp, nhằm khuyến khích các sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả, góp phần tăng cường sức khỏe cho cộng đồng.
Bình luận của bạn