Ai có nguy cơ mắc COVID-19 lần 2?

Ai cũng có khả năng tái nhiễm COVID-19 nhiều lần nếu không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vaccine phòng COVID-19 trong nước

2 năm tới, chúng ta sẽ phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào?

Dựa vào số ca mắc COVID-19, Hà Nội sẽ cho học sinh lớp 7-12 trở lại trường

ĐT Việt Nam tiếp tục thiệt quân vì COVID-19

Chia sẻ với báo Sức khỏe & Đời sống, BSCK2 Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, những người đang gặp tình trạng miễn dịch suy giảm hoặc khả năng sinh kháng thể trung hòa thấp sẽ có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao hơn người khác.

Ngoài ra, người có tình trạng phơi nhiễm thường xuyên hơn so với những người sử dụng các biện pháp phòng lây nhiễm cá nhân hiệu quả cũng có xác suất tái nhiễm cao hơn.

Tái nhiễm là trường hợp người bệnh mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, sau đó lại nhiễm lại. Mỗi người có khả năng đáp ứng miễn dịch khác nhau, một số người sau khi nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine sẽ có miễn dịch bảo vệ khá lâu, nhưng một số người có thể nồng độ kháng thể bảo vệ sẽ sụt giảm nhanh dẫn đến khả năng tái nhiễm nhanh hơn.

Đặc biệt trong trường hợp lần nhiễm sau do một chủng virus có đặc tính kháng nguyên khác so với chủng trước nên kháng thể bảo vệ của lần nhiễm trước có hiệu quả bảo vệ thấp với chủng nhiễm sau.

Vì lý do đó, người đã nhiễm biến thể Delta có thể tái nhiễm với biến thể Omicron. Trên thực tế đã có những báo cáo y khoa ghi nhận những trường hợp bệnh nhân lần trước đã nhiễm biến thể phụ BA.1 của Omicron sau đó vẫn tái nhiễm với biến thể phụ BA.2 – còn gọi là “Omicron tàng hình”.

Người bệnh tái nhiễm vẫn phát tán virus bình thường và vẫn có khả năng lây nhiễm cho những người khác nếu không có biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Người tái nhiễm COVID-19 có nguy cơ gặp phải các triệu chứng hậu COVID-19 - Ảnh: BBC

Người tái nhiễm COVID-19 có nguy cơ gặp phải các triệu chứng hậu COVID-19 - Ảnh: BBC

Trả lời câu hỏi tái nhiễm có nguy hiểm hay không, BS Cấp cho hay, thông thường, những trường hợp tái nhiễm sẽ có diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vaccine mà nhiễm bệnh lần đầu. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ bệnh nhân nhất định có thể có diễn biến nặng. Đặc biệt, các vấn đề sức khỏe hậu COVID-19 có thể xuất hiện thêm sau mỗi lần tái nhiễm.

Không chỉ ở Việt Nam, các chuyên gia y tế trên thế giới cũng liên tục cảnh báo về hiện tượng tái nhiễm COVID-19. Mới đây, báo cáo của Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh (UKHSA) cho thấy, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, chỉ riêng Anh đã ghi nhận 62 người có 4 lần xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, mỗi lần cách nhau ít nhất 90 ngày. 

Theo The Conversation, Giáo sư Paul Hunter – Đại học East Anglia (Anh) giải thích, ngay cả khi virus ngừng đột biến ngay bây giờ, khả năng miễn dịch đối với các bệnh lây nhiễm qua đường mũi và họng cũng không tồn tại lâu dài. Chủng coronavirus ở người có khả năng gây tái nhiễm theo chu kỳ vài năm một lần.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin