"Siêu biến thể" Omicron tiếp tục lan ra nhiều quốc gia bbeenn goài biên giới Nam Phi.
Cuộc chạy đua phát triển vaccine chống biến thể Omicron
Bộ Y tế triển khai các biện pháp phòng, chống biến thể mới của virus SARS-CoV-2
Omicron - "Siêu biến thể COVID-19" nguy hiểm thế nào mà cả thế giới lo sợ?
Thực hư câu chuyện biến thể Delta "tự diệt" ở Nhật Bản?
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay, chưa rõ liệu Omicron có lây lan mạnh hơn, gây bệnh nặng hơn so với các biến thể khác hay không. “Dữ liệu ban đầu cho thấy tỷ lệ nhập viện gia tăng tại Nam Phi, nhưng có thể do tổng số người nhiễm gia tăng”, theo WHO.
Việc phát hiện ra biến thể Omicron như gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với thế giới, khiến các quốc gia bước vào cuộc "chạy đua" bằng việc áp đặt một loạt các quy định về hạn chế đi lại, đóng cửa biên giới nhằm đối phó với biến chủng mới.
Sau khi được phát hiện đầu tiên tại châu Phi, đến nay Omicron đã được ghi nhận tại Nam Phi, Botswana, Hồng Kông, Bỉ, Israel, Australia, Anh, Đan Mạch, Đức, Italia, Hà Lan, Pháp và Canada.
WHO ra thông cáo cho biết, đang phối hợp với các chuyên gia để hiểu về khả năng tác động của Omicron đối với các biện pháp ứng phó COVID-19 hiện nay, trong đó có vaccine.
Dự kiến Anh sẽ triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Bộ trưởng y tế các nước G7 trong ngày 29/11 để thảo luận về biến thể mới. Còn tại Hà Lan, các nhà chức trách y tế nước này thông báo vừa phát hiện 13 trường hợp nhiễm biến thể Omicron là những du khách trên chuyến bay đến Amsterdam từ Nam Phi, vào hôm 26/11.
"Đây có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm," Bộ trưởng Y tế Hà Lan Hugo de Jonge lên tiếng cảnh báo.
Giới chức Canada ngày 28/11 cũng thông báo biến chủng Omicron đã lan đến Bắc Mỹ, với hai ca nhiễm đầu tiên được xác định ở tỉnh bang Ontario, là những người trở về từ Nigeria. Ngay sau đó, Canada đã cấm nhập cảnh đối với những du khách nước ngoài từng đến 7 quốc gia ở khu vực phía Nam Châu Phi trong 2 tuần trước đó để giúp ngăn chặn sự lây lan của biến chủng mới.
Cũng trong ngày 28/11, Bộ Y tế Pháp cho biết, họ đã phát hiện 8 ca nghi mắc biến chủng Omicron trên cả nước sau khi quốc gia này tuyên bố sẽ thắt chặt các biện pháp hạn chế để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Trong khi đó, một bác sỹ Nam Phi nằm trong số những người đầu tiên nghi ngờ về sự xuất hiện của biến thể mới cho hay rằng triệu chứng của người nhiễm Omicron đến nay là nhẹ và có thể chữa tại nhà.
TS.BS Angelique Coetzee, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nam Phi cho rằng, Omicron không giống như Delta và đến nay các bệnh nhân mắc biến thể mới chưa có triệu chứng mất mùi vị cũng như chưa bị giảm đáng kể mức ô xy trong máu.
Italia công bố hình ảnh đầu tiên về biến thể Omicron
Trong một diễn biến mới về tình hình biến thể Omicron, Italia đã công bố hình ảnh đầu tiên về biến thể Omicron khi so sánh số đột biến giữa 2 biến chủng Omicron và Delta, cho thấy lượng đột biến khổng lồ của biến chủng mới.
Cụ thể, hình minh họa được các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Bambino Gesu (Italia) công bố ngày 27/11, chỉ ra rằng Omicron có nhiều gai đột biến ở khu vực tương tác với tế bào người. Diện tích tiếp xúc của nó cũng rộng hơn, cho thấy độ lây nhiễm cao hơn Delta. Số đột biến của Omicron là 43, trong khi ở Delta là 18.
Theo hình ảnh của các nhà khoa học Italia, khu vực màu đỏ là nơi tập trung nhiều biến đổi sinh học so với chủng virus ban đầu. Đột biến giảm dần ở các vùng màu cam, vàng và xanh. Biến chủng cũng chứa tới 2 đột biến là P681H và N679K ở vị trí phân cắt furin (vị trí giúp virus thuận lợi xâm nhập vào tế bào). Đây là lần đầu tiên giới khoa học ghi nhận 2 đột biến này trong biến chủng duy nhất, theo Reuters.
Việt Nam cần làm gì để đối phó với biến thể Omicron?
Tối 28/11, để chủ động kiểm soát tình hình dịch COVID-19 trong nước, Bộ Y tế Việt Nam đã chỉ đạo hệ thống giám sát tăng cường giám sát dịch Covid-19 nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của các ổ dịch COVID-19; Yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur chủ động thực hiện giải trình tự gene các trường hợp nghi ngờ nhiễm biến chủng mới, đặc biệt những trường hợp có tiền sử dịch tễ về từ các quốc gia khu vực Nam Phi; Đề xuất Chính phủ xem xét chỉ đạo tạm dừng tổ chức các chuyến bay quốc tế đến và đi từ 7 quốc gia khu vực Nam Phi.
Các nước Châu Âu đã áp đặt những hạn chế đi lại lên một số nước Châu Phi, trong đó có Nam Phi. Trong khi đó, Vương quốc Anh đã đưa 6 nước bao gồm: Nam Phi, Namibia, Lethoso, Eswatini và Zimbabwe vào danh sách đỏ, tức là từ 12h đêm thứ sáu tuần trước, mọi chuyến bay từ các quốc gia này sẽ bị ngừng cho đến 4h sáng Chủ nhật (28/11).
Singapore cũng đã từ chối nhập cảnh với các khách du lịch ngắn hạn và những người có visa học tập/làm việc dài hạn có lịch sử di chuyển qua các nước trên trong vòng 14 ngày.
Tuy nhiên, hạn chế đi lại, dù là biện pháp cực đoan nhất, vẫn không phải là biện pháp mang tính lâu dài.
Theo Dân trí, trước nguy cơ xâm nhập của biến thể này vào lãnh thổ Việt Nam, TS. Thu Anh - Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam và đồng nghiệp đã đưa ra khuyến cáo về biến chủng Omicron, cùng những biện pháp trước mắt để đối phó, bao gồm:
- Biện pháp tạm thời: Hạn chế nhập cảnh với các nước có biến chủng đang lưu hành/có vị trí địa lý liền kề, bao gồm: Botswana, Eswatini, Lethoso, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Zimbabwe, Hong Kong, Bỉ, Israel. Tiếp tục theo dõi và bổ sung vào danh sách trên nếu cần thiết. Những biện pháp này nên được duy trì đến khi chúng ta có đầy đủ hiểu biết về biến chủng này và ảnh hưởng đến hiệu lực của vaccine, hoặc hệ thống y tế đã đủ sẵn sàng đón một đợt bùng phát mới.
- Xây dựng hệ thống tầm soát các biến chủng lưu hành bằng cách giải trình tự gene hoặc thực hiện TaqPath (kit xét nghiệm COVID-19) ngẫu nhiên các mẫu bệnh phẩm được thu thập, kể cả với các mẫu bệnh phẩm trong nước hoặc nhập cảnh.
- Xây dựng chiến lược tiêm chủng toàn dân để phủ vaccine an toàn trong thời gian ngắn nhất, tiến tới tiêm mũi 3 cho các đối tượng có nguy cơ, bao gồm người trên 65 tuổi, nhân viên y tế, bệnh nền, đặc biệt là những người đã tiêm 2 mũi vaccine ngoài hai loại mARN được cấp phép.
- Củng cố hệ thống y tế tuyến cơ sở, gia tăng năng lực lấy mẫu cũng như năng lực xét nghiệm realtime RT-PCR để có thể trả kết quả trong vòng 24h từ khi lấy mẫu.
Bình luận của bạn