Bệnh nhân T.D. trước khi mổ
Làm gì khi vợ khó mang thai sau phẫu thuật u nang buồng trứng?
Đâu là biến chứng của u nang buồng trứng?
Bị u nang buồng trứng dùng thực phẩm chức năng lâu dài được không?
18 tuổi đã bị u nang buồng trứng phải làm sao?
Trước đó, bệnh nhân T.D. (54 tuổi, người dân tộc Khmer, ở huyện Vị Thủy, Hậu Giang), nhập viện trong tình trạng suy kiệt nặng, khó thở khi nằm do ổ bụng căng rất to. Tại bệnh viện Ung bướu, bệnh nhân D. được siêu âm, cho thấy bụng rất nhiều dịch, chụp CT-scan có u chiếm toàn bộ ổ bụng, chèn ép các cơ quan khác, thận hai bên ứ nước…Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị u ổ bụng (nghi u buồng trứng) dọa vỡ, có biến chứng chèn ép nên chỉ định phẫu thuật khẩn.
Bác sĩ CK II Huỳnh Thảo Luật – Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ cho biết, trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân được truyền 5 đơn vị hồng cầu lắng. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã tiến hành hút dịch trong khối u (20 lít dịch), làm sạch ổ bụng và bóc tách cắt khối u ra ngoài gửi giải phẫu bệnh lý (sau khi rút nước khối u còn lại nặng 12 kg).
Hiện bệnh nhân đang được tiếp tục theo dõi, chăm sóc và hồi sức tích cực.
Các bác sĩ phẫu thuật cho biết, đây là trường hợp u buồng trứng to nhất từng thấy tại bệnh viện, do bệnh nhân để lâu ngày không điều trị nên thể trạng suy kiệt nặng.
Người nhà bệnh nhân cho biết, chị D. đã từng đi khám và phát hiện khối u hơn 6 năm về trước, nhưng không đi bệnh viện điều trị, chỉ ở nhà trị bằng cách uống thuốc nam do người quen hướng dẫn. Sau đó bụng ngày càng to dần, ăn uống không được nên mới đến Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ.
Bình luận của bạn