Đẩy lùi bệnh trầm cảm ở giới trẻ

Đối tượng mắc bệnh trầm cảm đang ngày càng trẻ hóa - Ảnh minh họa

Giới trẻ đang loay hoay “chữa lành”

Hiểm họa từ thuốc lá điện tử với giới trẻ

Vì sao giới trẻ hiện giờ kém hạnh phúc?

Bí quyết giúp giải toả căng thẳng của giới trẻ ngày nay

Gia tăng tỷ lệ trầm cảm ở giới trẻ

Trong cuộc sống, chẳng ai có thể vui vẻ mãi được. Có những thời điểm chúng ta sẽ thấy buồn, tâm trạng chùng xuống, đó là một phản ứng tự nhiên trước những vấn đề không vui thường ngày. Nhưng nếu tâm trạng tiếp tục kéo dài ngày này qua ngày khác, trở nên khó khăn hơn để vượt qua, thậm chí không thể vượt qua được nữa, nó sẽ trở thành bệnh. Căn bệnh này mang tên trầm cảm!

Bác sĩ Nguyễn Ái Vân, Viện Sức khỏe tâm thần trả lời báo Hà Nội Mới, trầm cảm là căn bệnh rối loạn tâm thần thường gặp, biểu hiện bằng cảm xúc buồn, mất sự quan tâm, thích thú, giảm năng lượng, cảm giác tội lỗi hoặc đánh giá thấp bản thân, rối loạn giấc ngủ và ăn uống, kém tập trung, mất đi hứng thú hoặc sở thích vốn có. Đặc biệt, bệnh nhân có cảm giác vô dụng, tội lỗi và có ý định hoặc hành vi tự sát.

Trầm cảm, lo âu đang là mối đe dọa đến sức khỏe tinh thần toàn nhân loại, trong đó tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm đang ngày càng trẻ hóa.

Em N.V.K, 18 tuổi (Hòn Gai, Quảng Ninh), trước đây do chơi game quá nhiều và thức xuyên đêm. Bố mẹ đi làm ăn xa, em ở nhà cùng bà nội đã già nên sự quan tâm từ gia đình không được đầy đủ. Ngày nào em K. cũng chơi game từ sáng đến tối, ăn uống không điều độ và ít biểu hiện cảm xúc. Được một thời gian, K. được người thân đưa đến bệnh viện khám trong tình trạng suy nhược cơ thể, không kiểm soát được cảm xúc, không tập trung đến mọi thứ xung quanh. Em được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm. Phải mất gần 2 năm điều trị,  K. mới dần hồi phục.

Bạn N.T.T 27 tuổi, (Lý Nhân, Hà Nam) chia sẻ: “Gần đây, mình có lên Facebook gia nhập hội nhóm mang tên “Cộng Đồng Những Người Bị Overthinking, ADHD, Trầm cảm, Rối Loạn Lo Âu” để tâm sự việc bản thân mình rất sợ đi làm, sợ gặp gỡ mọi người, mất ngủ triền miên, không có hứng thú làm việc.” Điều đáng chú ý, chỉ 30 phút sau khi đăng tải, có rất nhiều bình luận của các bạn trẻ khác chia sẻ mình cũng đang trong trạng thái tương tự như T.

Nhiều bạn trẻ rơi vào trầm cảm đã tự lên mạng để tìm những nguồn động viên, chia sẻ. Trên các trang Facebook nhiều hội nhóm dành cho những người bị trầm cảm rất đông thành viên, lên đến hàng chục ngàn người.

Nhiều bạn trẻ rơi vào trầm cảm đã tự lên mạng để tìm những nguồn động viên, chia sẻ

Nhiều bạn trẻ rơi vào trầm cảm đã tự lên mạng để tìm những nguồn động viên, chia sẻ

Trên thế giới, ước tính có 300 triệu người mắc rối loạn trầm cảm, trong đó có 85% bệnh nhân trong độ tuổi từ 13 – 18 tuổi, tuổi khởi phát trung bình là 18 tuổi. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2023, bệnh trầm cảm xếp ở vị trí thứ ba trong danh sách gánh nặng bệnh tật thế giới và dự báo trong năm 2030 sẽ đứng ở vị trí đầu tiên với tốc độ tăng trưởng như hiện tại.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2023, ước tính có khoảng 3,2 triệu người Việt Nam mắc bệnh trầm cảm. Con số này chiếm 3,1% dân số, tương đương với 1 trong 32 người. Trong đó, nhóm tuổi từ 18 – 29 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (5,4%), tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở nữ giới (4,2%) so với nam giới (2,1%).

Đẩy lùi bệnh trầm cảm ở giới trẻ

Các bác sĩ cho rằng, trầm cảm là rối loạn có thể chữa được nếu được phát hiện sớm với sự hợp tác tốt của người bệnh, gia đình và cộng đồng

Các bác sĩ cho rằng, trầm cảm là rối loạn có thể chữa được nếu được phát hiện sớm với sự hợp tác tốt của người bệnh, gia đình và cộng đồng

Hiện nay, đa số người trẻ đều chủ quan với những biểu hiện của bệnh trầm cảm, họ tự cho rằng có thể vượt qua được những cảm xúc tiêu cực mà không cần đến sự can thiệp y tế, đồng thời bỏ qua hoặc che giấu những bất thường khiến cho việc chẩn đoán và điều trị gặp khó khăn.

Do đó, nếu bạn cảm thấy bản thân có những dấu hiệu bất ổn về tâm lý, điều bạn cần làm là đến bác sĩ để thăm khám và tư vấn. Cần bỏ qua tâm lý ngại ngùng, nghĩ bản thân dị biệt, “tâm thần’, bởi thực tế đây là căn bệnh “thời đại’ với số lượng người mắc đang ngày càng gia tăng. Bác sĩ sẽ lắng nghe, chia sẻ và có phác đồ điều trị phù hợp với từng giai đoạn từ nhẹ đến nặng của bệnh trầm cảm.

Bệnh trầm cảm là căn bệnh có thể dự phòng được. Việc tạo môi trường sống, học tập, làm việc lành mạnh và sự quan tâm chia sẻ của gia đình, người thân và cả toàn xã hội là điều quan trọng để dự phòng và kiểm soát trầm cảm.

Để dự phòng trầm cảm, ngành y tế khuyến cáo một số nội dung: Bệnh trầm cảm không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Bất kì ai cũng có thể mắc trầm cảm. Bên cạnh đó, hãy trò chuyện, tâm sự, chia sẻ với mọi người nhiều hơn. Ngoài ra, hãy tiếp tục làm việc, tích cực tập luyện thể dục, thể thao, tránh sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện. Cuối cùng, khi cần trợ giúp chuyên môn, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được cán bộ y tế hướng dẫn, tư vấn về Sức khỏe.

 
Đào Dung
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết