Mập mờ giữa thực phẩm chức năng và thuốc
Mập mờ nguồn gốc nguyên liệu sản xuất bim bim
Điểm sản xuất sữa bột “chui” nhập nguyên liệu mập mờ từ Trung Quốc
Tiêu hủy 23 tấn nho khô, mứt... mập mờ xuất xứ
Không được quảng cáo mập mời về thực phẩm chức năng
Cả năm vẫn tươi ngon là bình thường?
Phát ngôn khiến dư luận dậy sóng trên của vị Cục trưởng được đưa ra sau khi cấp trên của ông là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu làm rõ thông tin táo để 9 tháng không hỏng vào ngày 25/9. Bộ trưởng đã “ra lệnh” cho Cục Bảo vệ thực vật phải làm rõ hóa chất có hay không trong quả nhập khẩu và vì sao lê để 5 tháng, táo 9 tháng vẫn không hỏng?
Để giải thích cho nhận định của mình, ông Cục trưởng cho rằng quả lê và quả táo hoàn toàn có thể giữ được lâu nếu được sản xuất trong điều kiện không bị nhiễm vi sinh vật; sau khi thu hoạch được xử lý bằng chất bảo quản an toàn và lưu trữ ở trong các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm phù hợp. Thời gian tồn tại của trái cây hoàn toàn có thể kéo dài từ 6 đến 10 tháng, thậm chí cả năm.
Hoa quả để lâu mà trông vẫn tươi ngon thì liệu có bình thường?
Cũng theo lời ông Cục trưởng, nhiệt độ bảo quản tốt nhất với táo, lê là 1-5 độ C. Nồng độ CO2, độ ẩm cũng rất quan trọng. Thời điểm thu hoạch cũng vậy, muốn bảo quản trái cây lâu hơn, người ta thu hoạch khi quả còn ương.
Ông Cục trưởng cũng kể ra hàng loạt chất bảo quản được phép như Etylen (Etylen Blockers); Antioxidants, Dephenyl amin (DPA), Ethoxiquyn và 1-MCP (1-metycyclopropene)…và khẳng định khi sử dụng chất này cộng với bảo quản ở điều kiện mát, quả táo có thể giữ được trên 8 tháng và không ảnh hưởng chất lượng, hương vị, màu sắc.
Bình thường hay bất thường?
Nhưng có bình thường không khi mà những trái táo, lê không hỏng trong thời gian dài như phản ánh của người dân, báo chí và thừa nhận của chính những người có mặt trong bộ máy quản lý (PGS.TS Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm Quốc gia với trái lê 5 tháng không hỏng) được “bảo quản” trong nhiệt độ và độ ẩm của môi trường nước ta vốn có nhiều biến động?
Và có cơ sở nào để khẳng định các hàng trăm tấn hoa quả nhập khẩu đều “được sản xuất trong điều kiện không bị nhiễm vi sinh vật”; “được xử lý bằng chất bảo quản an toàn” để vẫn đảm bảo sự tươi ngon qua nhiều tháng trời?
Ít nhất là chúng bất thường với quy trình mà ông Cục trưởng đã mô tả
Dư luận hoàn toàn có lý khi cho rằng cách giải thích của ông Cục trưởng chẳng khác nào “đánh lận con đen “. Thưa ông, tôi - người viết bài này - cũng biết về cái quy trình bảo quản rau củ quả mà ông đã đề cập đến.
Nhưng tôi cũng biết là đến giờ, chưa có quy trình nào bảo quản thực phẩm ưu việt đến mức để quả lê trên bàn làm việc mà đến 5 tháng mà không hỏng như PGS.TS Phạm Xuân Đà đã đề cập. Rõ ràng, hai cái quy trình bảo quản ấy là hoàn toàn khác nhau nên không thể “đánh lận con đen” thế được.
Thôi thì dư luận cứ chờ việc ông Cục trưởng và Cục Bảo vệ thực vật do ông đứng đầu chấp hành “mệnh lệnh” phải làm rõ hóa chất có hay không trong quả nhập khẩu và vì sao lê để 5 tháng, táo 9 tháng vẫn không hỏng” mà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra cách đây 1 tuần.
Chỉ có “làm rõ” những vấn đề trên thì dư luận cảm thấy thỏa đáng được!
Bình luận của bạn