Bổ sung melatonin như thế nào cho an toàn?
Melatonin – “Hormone của bóng tối”
Giảm Melatonin, tăng nguy cơ ung thư
Hormon Melatonin thấp làm tăng nguy cơ đái tháo đường
Melatonin và giấc ngủ
Các nghiên cứu cho thấy bổ sung melatonin không chỉ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hàng triệu người Mỹ đang sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung melatonin để tìm lại giấc ngủ ngon.
Melatonin tương đối an toàn khi bổ sung qua đường uống hoặc bôi trên da. Thậm chí, một số người có thể dùng melatonin đến hai năm. Tuy nhiên, melatonin có thể gây các tác dụng phụ như nhức đầu, trầm cảm, buồn ngủ ban ngày, đau bụng.
Liều dùng an toàn
Liều dùng an toàn của melatonin dành cho người bị mất ngủ đã được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học:
- Người trưởng thành: Uống 0,3 – 5mg trước khi ngủ.
- Trẻ em bị mất ngủ, khó ngủ: Uống 5mg lúc 18 giờ hàng ngày.
- Trẻ em mất ngủ do các bệnh khác (bại não, tự kỷ và thiểu năng trí tuệ): Uống 5mg lúc 20 giờ hàng ngày. Cha mẹ nên chuẩn bị cả hai loại melatonin phóng thích tức thời (immediate release) và melatonin phóng thích kéo dài (extended release).
- Mệt mỏi, mất ngủ do đi máy bay đường dài (hội chứng jet lag): Uống 0,5 – 5mg trước khi đi ngủ tại điểm đến, tiếp tục trong 2 – 5 ngày.
Thận trọng khi kết hợp melatonin với thuốc
Melatonin tương đối an toàn khi bổ sung qua đường uống hoặc bôi trên da
- Thuốc an thần: Melatonin có thể tương tác với thuốc an thần, gây buồn ngủ. Các loại thuốc an thần bao gồm: Clonazepam (Klonopin), lorazepam (Ativan), phenobarbital (Donnatal), zolpidem (Ambien)…
- Thuốc tránh thai: Các loại thuốc tránh thai làm tăng lượng hormone melatonin được sản xuất tự nhiên trong cơ thể. Vì thế, nếu bổ sung melatonin khi đang uống thuốc tránh thai, bạn có thể bị thừa melatonin. Các loại thuốc tránh thai bao gồm: Ethinyl estradiol và levonorgestrel (Triphasil), ethinyl estradiol và norethindrone (Ortho-Novum 1/35, Ortho-Novum 7/7/7)…
- Thuốc đái tháo đường (antidiabetes): Melatonin có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc đái tháo đường, bao gồm: Glimepiride (Amaryl), glyburide (DiaBeta, Glynase PresTab, Micronase), insulin, pioglitazone (Actos), rosiglitazone (Avandia), chlorpropamide (Diabinese), glipizide (Glucotrol), tolbutamide (Orinase)…
- Thuốc chống đông máu: Melatonin làm chậm quá trình đông máu, vì thế làm tăng hiệu quả của các loại thuốc này, tăng nguy cơ xuất huyết. Các thuốc chống đông máu: Aspirin, clopidogrel (Plavix), diclofenac (Voltaren, Cataflam…), ibuprofen (Advil, Motrin, những người khác), naproxen (Anaprox, Naprosyn…), dalteparin (Fragmin), enoxaparin (Lovenox) , heparin, warfarin (Coumadin)…
- Thuốc hạ huyết áp Nifedipine GITS (Procardia XL): Melatonin làm giảm hiệu quả của loại thuốc này.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Melatonin làm tăng cường hệ miễn dịch nên làm giảm hiệu quả của thuốc các loại thuốc ức chế miễn dịch như: Azathioprine (Imuran), basiliximab (Simulect), cyclosporine (Neoral, SANDIMUNE), Daclizumab (Zenapax), muromonab-CD3 (OKT3, Orthoclone OKT3), mycophenolate (Cellcept), tacrolimus (FK506, Prograf), sirolimus (Rapamune), prednisone (Deltasone, Orasone), corticosteroids (glucocorticoid)…
*Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, việc sử dụng melatonin cần được tư vấn và chỉ định bởi các bác sỹ, thầy thuốc.
Các tên gọi khác của melatonin: 5-Methoxy-N-Acetyltryptamine, MEL, melatonina, mélatonine, MLT, N-acetyl-5-methoxytryptamine, N-Acétyl-5-méthoxytryptamine, hormone tuyến tùng.
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
** Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/phân phối cung cấp và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn