Mất ngủ được coi là nguyên nhân gây nên 27% ca tử vong do đau tim ở phụ nữ
Dấu hiệu bất thường ở mắt cảnh báo 10 bệnh nguy hiểm
Nhân sâm Ấn Độ là giải pháp giúp chống mất ngủ tốt?
Ra mắt máy cộng hưởng từ “không tiếng ồn” trong bệnh lý cơ xương khớp
Muốn ngon giấc, hãy ngủ trong căn phòng ngập âm thanh này
Nghiên cứu cho thấy, những người không bị mất ngủ giảm được 27% nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc do một cơn đau tim. Các chuyên gia cũng tin rằng, phụ nữ là đối tượng có nhiều nguy cơ nhất của những cơn đau tim này.
Trước đó, có không ít nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa mất ngủ và kết cục sức khỏe kém, nhưng liên kết với bệnh tim mạch là không nhất quán. Nhiều người tin rằng, tình trạng này không thường xuyên gặp. Tuy nhiên, nghiên cứu mới này đã chỉ ra rằng, cứ 3 người thường xuyên bị mất ngủ sẽ có 1 người có nguy cơ bị đột quỵ do thay đổi các chức năng của cơ thể.
Do đó, giấc ngủ ngon được coi là liều thuốc quan trọng giúp giảm nguy cơ đột quỵ, giúp họ cảm thấy tràn đầy sức sống. Một giấc ngủ ngon cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, cho phép hệ tim mạch và các hệ cơ quan khác trong cơ thể phục hồi. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc còn tin rằng, một giấc ngủ ngon giúp ổn định huyết áp và tác động vào sự trao đổi chất của cơ thể - hai yếu tố nguy cơ của căn bệnh tim mạch.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa Trung Quốc đã xem xét lại 15 nghiên cứu trước đó về giấc ngủ, nghiên cứu tren 160.867 người. Họ đã xem xét mối quan hệ giữa triệu chứng mất ngủ và tình trạng tử vong do bệnh tim mạch. Các triệu chứng của mất ngủ bao gồm: Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, dậy sớm và không thể ngủ lại.
Và các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người khó ngủ tăng 11% nguy cơ xuất hiện một cơn đau tim; Những người thường xuyên thấy mệt mỏi tăng 18% nguy cơ có một cơn đau tim.
Qiao He - tác giả nghiên cứu cho biết: "Giấc ngủ rất quan trọng cho sự phục hồi sinh học và chiếm khoảng 1/3 thời gian trong cuộc đời mỗi người. Nhưng trong xã hội hiện đại ngày càng có nhiều người phàn nàn về chứng mất ngủ. Vì vậy, bên cạnh việc đưa chất lượng giấc ngủ vào đánh giá tình trạng sức khỏe chung của mỗi người cần giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng về các triệu chứng mất ngủ và những nguy cơ tiềm ẩn, để những người có vấn đề về giấc ngủ được khuyến khích tìm kiếm sự giúp đỡ."
Nhưng các nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng họ không thể kết luận rằng mất ngủ nguy hiểm hơn cho phụ nữ dựa trên nghiên cứu hạn chế.
Các phát hiện mới nhất đã được công bố trên Tạp chí Phòng ngừa bệnh tim mạch Châu Âu.
Làm thế nào để có giấc ngủ ngon?
- Thư giãn trước khi đi ngủ. Có một bồn tắm ấm áp, nghe nhạc hoặc thực hành thiền hoặc yoga. Dùng muối tắm, hoặc ném muối Epsom và nước soda baking soda - mỗi chén mỗi cốc. Những điều này sẽ thư giãn bạn và cũng giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bạn.
- Tránh ăn no trước khi đi ngủ. Năng lượng cơ thể bạn sinh ra để tiêu hóa bữa ăn sẽ giúp bạn tỉnh táo. Tuy nhiên, bạn có thể ăn một loại thức ăn nhẹ ít chất đạm, thức ăn nhẹ carbohydrate sớm như nước trái cây và bánh quy, ăn khoảng một giờ trước khi đi ngủ, có thể giúp bạn ngủ sớm hơn.
- Nghe những bản nhạc nhẹ hoặc đơn giản là những âm thanh tự nhiên để thư giãn và ổn định nhịp tim.
- Ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần và ngày lễ. Và khi đã thức dậy là rời khỏi giường, đừng cố ngủ lại.
- Thư giãn trước khi đi ngủ. Có một bồn tắm ấm áp, nghe nhạc hoặc thực hành thiền hoặc yoga. Dùng muối tắm, hoặc ném muối Epsom và nước soda baking soda - mỗi chén mỗi cốc. Những điều này sẽ thư giãn bạn và cũng giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bạn.
- Tránh ăn no trước khi đi ngủ. Năng lượng cơ thể bạn sinh ra để tiêu hóa bữa ăn sẽ giúp bạn tỉnh táo. Tuy nhiên, bạn có thể ăn một loại thức ăn nhẹ ít chất đạm, thức ăn nhẹ carbohydrate sớm như nước trái cây và bánh quy, ăn khoảng một giờ trước khi đi ngủ, có thể giúp bạn ngủ sớm hơn.
- Nghe những bản nhạc nhẹ hoặc đơn giản là những âm thanh tự nhiên để thư giãn và ổn định nhịp tim.
- Ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần và ngày lễ. Và khi đã thức dậy là rời khỏi giường, đừng cố ngủ lại.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch
Bình luận của bạn