Những quan niệm sai lầm về máy trợ thính

Những quan niệm sai lầm về máy trợ thính có thể ảnh hưởng đến thính giác

5 dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ bị điếc

Điếc đặc - vùi dập tương lai mầm non đất nước

Giảm khả năng nghe sau đợt cảm cúm

Điếc đột ngột – đừng vội tuyệt vọng!

Máy trợ thính là thiết bị điện tử có khả năng xử lý, khuếch đại âm thanh để hỗ trợ những người bị suy giảm thính lực, nghễnh ngãng. Theo đó, máy sẽ khuếch đại âm thanh từ môi trường bên ngoài, giúp màng nhĩ tiếp nhận được âm thanh và lan truyền đến các bộ phận khác của cơ quan thính giác, nâng cao khả năng giao tiếp của người bệnh. Mọi người thường nghĩ về máy trợ thính như sau:

1. Máy trợ thính có thể cải thiện khả năng nghe 100%

Sự thật là máy trợ thính không giống như kính đeo mắt. Nó chỉ đơn giản là phụ kiện giúp hỗ trợ khả năng nghe chứ không thể khôi phục hoàn toàn thính lực giống như người bị tật về mắt khi đeo kính.

Máy trợ thính không có khả năng cải thiện khả năng nghe hoàn toàn 

2. Máy trợ thính có thể khiến người đeo nghe kém hơn

Nếu chọn những dòng máy không phù hợp với độ thính lực, chế độ lọc giảm tiếng ồn không tốt có thể gây suy giảm thính lực. Tuy nhiên, những dòng máy phù hợp sẽ giúp bạn nghe tốt hơn, không gây ảnh hưởng tới thính giác. Đây là một thiết bị y tế, không phát ra các sóng điện từ làm ảnh hưởng tới não bộ. Người bị nghe kém nên đi khám tại phòng khám chuyên khoa để nhận được những lời khuyên chính xác nhất về việc sử dụng máy trợ thính.

3. Không cần thiết phải sử dụng máy trợ thính cả 2 bên tai

Nếu bạn nghe kém 1 bên thì nên đeo máy trợ thính một bên tai. Tuy nhiên, mọi người vẫn thường sử dụng cả 2 tai để xác định âm thanh. Chính vì vậy, những người bị suy giảm thính lực (ở cả hai bên tai) nên sử dụng 2 máy trợ thính. Sự kết nối tín hiệu được nghe thấy ở cả 2 bên tai sẽ mang lại sự cân bằng cho 2 tai, giúp bạn nghe rõ hơn và định hướng âm thanh tốt hơn.

4. Chỉ có người già mới cần lo lắng về thính lực 

Trên thế giới, gần 48 triệu người trên 12 tuổi có vấn đề về thính giác, gây trở ngại khả năng giao tiếp của họ. Ngoài ra, 65% người bị suy giảm thính lực ở độ tuổi dưới 65 và 6 triệu người trong số đó có độ tuổi từ 18 – 44.

Không chỉ người già mới bị suy giảm thính lực 

5. Máy trợ thính có thể tạo ra âm thanh kinh khủng và có thể gây điếc tai

Hiện nay, các loại máy trợ thính đã được lập trình để giảm tạp âm, hạn chế tiếng rít, mang lại âm thanh trung thực, giúp người dùng có thể trò chuyện thoải mái ở những nơi tập trung đông người.

6. Những người bị suy giảm thính lực nên đeo máy trợ thính

Không phải tất cả người bị điếc đều nên đeo máy trợ thính. Những người bị điếc nhưng kèm theo viêm tai, nhiễm khuẩn, chảy dịch tai... thì không được đeo máy trợ thính. Việc người bệnh có nên đeo máy trợ thính hay không cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định mua và sử dụng.

Ngoài việc sử dụng máy trợ thính, người bị suy giảm thính lực nên sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần thảo dược như cao cối xay, cao vảy ốc, cao bổ cốt toái, cao câu kỷ tử, cao đan sâm... để tăng cường sức khỏe thính giác, hỗ trợ các triệu chứng nghe kém, suy giảm thính lực. Từ đó, người bệnh có khả năng nghe rõ hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Thụy Hà H+

Thực phẩm chức năng viên nén Kim Thính – Giúp cho đôi tai nghe rõ hơn
Viên nén Kim Thính với thành phần chính là cao cối xay kết hợp với cao vảy ốc, cao bổ cốt toái, cao câu kỷ tử, cao đan sâm… có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe thính giác, tăng cường thính lực cho đôi tai, hỗ trợ giảm các triệu chứng ù tai và suy giảm thính lực. Phòng ngừa suy giảm thính lực ở các đối tượng có nguy cơ cao như: Người cao tuổi, các đối tượng tiếp xúc nhiều với tiếng ồn, giúp duy trì thính lực. Sản phẩm còn giúp tăng cường sức khỏe cho đôi tai trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về tai và suy giảm thính giác.
Sản phẩm được dùng cho những người có nguy cơ và người bị suy giảm thính lực như ù tai, người cao tuổi, người làm việc trong môi trường có tiếng ồn liên tục, các đối tượng bị suy giảm thính lực khác như: suy giảm thính lực sau khi mắc và điều trị các bệnh về tai hoặc các bệnh dẫn đến giảm thính lực.
XNQC: Số 1603/2013/XNQC-ATTP
**Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng