- Chuyên đề:
- Bệnh mề đay
Nguyên nhân gây ra mề đay dị ứng có thể là bất cứ thứ gì
Người già mất trí nhớ cần được đến bệnh viện!
11 thực phẩm bổ sung vitamin B12 phòng tránh mệt mỏi và trầm cảm
Cách nhận biết hoa quả Trung Quốc để đừng nhìn nhầm mua vội
Đặc sản Hà Tĩnh dân dã mà khó quên
Nổi mề đay vì dị ứng với… nhân tình của chồng
Bà Lena có ông chồng dạy tiếng Đức ở một trường trung học. Đầu năm học, sự xuất hiện của một giảng viên trẻ, cô Kachia đã khiến chồng của bà Lena, ông Sviatoslav, 50 tuổi đứng ngồi không yên và bắt đầu có những quan hệ ngoài luồng.
Lena bị dị ứng nghiêm trọng, nổi mề đay và phù mạch dẫn đến tử vong
Cặp kè với tình nhân trẻ, Sviatoslav thường xuyên về nhà muộn với lý do làm luận án tiến sỹ. Điều ngạc nhiên là sau mỗi lần Sviatoslav trở về nhà sau khi “mây mưa” với Kachia, bà vợ Lena lại thấy rất mệt, ho khan kéo dài và nổi mề đay. Các bác sỹ chẩn đoán cô bị hen nhưng sau khi uống thuốc, tình trạng này vẫn lặp lại thường xuyên.
Các chuyên gia về dị ứng không tìm được nguyên nhân từ Lena nên đã chuyển sự chú ý của mình đến ông chồng Sviatoslav. Lúc đầu, Sviatoslav đã rất kiên định không nói về mối quan hệ ngoài luồng của mình, nhưng khi được các bác sỹ giải thích, ông vẫn nói một chút về Kachia và nghĩ rằng điều này thật vớ vẩn.
Tuy nhiên, Sviatoslav không thể nào ngờ, đó lại là nguyên nhân dẫn đến cái chết của người vợ. Trong lúc Sviatoslav đang ở chỗ bác sỹ thì Lena đã phát hiện ra mối quan hệ của ông với Kachia, cô chạy thẳng đến văn phòng, gặp tình nhân của chồng mình nhưng chưa kịp nói gì thì cô đã quỵ xuống vì biến chứng phù Quincke – một biến chứng của mề đay có thể gây khó thở, nguy hiểm đến tính mạng.
Muôn hình vạn trạng những nguyên nhân gây nổi mề đay
Câu chuyện có thật ở trên cho thấy, nguyên nhân gây bệnh mề đay có thể là bất cứ thứ gì trong cuộc sống, thậm chí là nhân tình của chồng. Theo các chuyên gia về da liễu, Bệnh viện Da liễu Trung ương, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mề đay kéo dài. Do người bệnh không xác định được nguyên nhân nên việc điều trị căn bản không thể chấm dứt được tình trạng bệnh.
Do đó, người bệnh cần phải biết chia nhóm các nguyên nhân gây nổi mề đay và loại trừ trong từng nhóm. Cách tốt nhất là bệnh nhân nên có một cuốn sổ, ghi lại những gì đã tiếp xúc trong ngày. Nếu nổi mề đay do thức ăn, người bệnh ăn dần từng loại thực phẩm nghi ngờ cho đến khi nào bị nổi mề đay thì dừng. Với các nhóm nguyên nhân khác, người bệnh cũng làm tương tự.
Không có phương pháp nào trị dứt điểm mề đay nếu bệnh nhân vẫn tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng. Vì vậy, cách tốt nhất để đối phó với mề đay là tránh tiếp xúc với những nguyên nhân này. Đồng thời nên tăng cường hệ miễn dịch cũng như chức năng gan, thận cho cơ thể để phòng ngừa cũng như điều trị triệt để mề đay. Nhờ tăng cường chức năng gan, thận sẽ giúp cơ thể tăng khả năng lọc và đào thải các dị nguyên gây mề đay ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp cơ thể chống lại các yếu tố dị nguyên ở môi trường bên ngoài một cách hiệu quả. Hiện nay, đã có nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng với thành phần L-Carnitine Fumarat có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, thành phần cao gan, cao nhàu giúp tăng cường chức năng gan, thận. Sự kết hợp hoàn hảo của 3 thành phần này có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn, hỗ trợ điều trị tận gốc và phòng ngừa mề đay tái phát.
Bình luận của bạn