- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
- Nuôi dạy trẻ tự kỷ
Nguy cơ trẻ bị tự kỷ tăng gấp 3 khi mẹ bị phơi nhiễm với không khí ô nhiễm trong thời gian mang thai
10 sự thật bất ngờ về tự kỷ
Google giúp giải mã gene cho người tự kỷ
Nhầm lẫn “chết người” về trẻ tự kỷ
Vì sao con tôi bị tự kỷ?
Hành trình 8 năm cứu con thoát tự kỷ
“Không khí ô nhiễm” trong trường hợp này là không khí có chứa hàm lượng hạt bụi mịn cao. Hạt bụi mịn là sản phẩm của các phương tiện đi lại, khói công nghiệp và nạn cháy rừng, có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn 2,5 micron (hạt PM2.5)
Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát dữ liệu của 116.430 trẻ em chào đời trong khoảng thời gian từ năm 1990 - 2002 trên khắp 50 bang của Mỹ. Họ thu thập dữ liệu về nơi các thai phụ sinh sống và mức ô nhiễm bụi ở đó trong thời gian mang thai.
Trong thời gian tiến hành nghiên cứu, nhóm nghiên cứu phát hiện 245 trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ và nhóm đối chứng gồm 1.522 trẻ không mắc bệnh tự kỷ.
Nhóm nghiên cứu tìm hiểu về mối liên quan giữa chứng tự kỷ ở trẻ với mức độ phơi nhiễm PM2.5 của những người mẹ trước, trong và sau khi mang thai. Nhóm cũng tính toán mức độ phơi nhiễm PM2.5 trong từng tam cá nguyệt.
Mẹ bầu hít khí ô nhiễm con dễ bị tự kỷ
Kết quả cho thấy, không có sự liên quan giữa nguy cơ tự kỷ và phơi nhiễm hạt P2.5 trước hay sau giai đoạn giai đoạn mang thai. Điều này chỉ đúng trong thời kỳ mang thai, đặc biệt nếu mẹ bầu hít phải khí ô nhiễm trong tam cá nguyệt thứ 3 thì nguy cơ trẻ bị tự kỷ cao gấp đôi.
Theo các nhà khoa học, các hạt bụi nhỏ chứa vô số chất độc hại đã xâm nhập vào tế bào và phá vỡ sự phát triển não bộ của trẻ. Ngoài ra, ít có bằng chứng cho thấy hạt bụi lớn gây tự kỷ.
Một vài nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra rằng, bên cạnh yếu tố di truyền, việc phơi nhiễm các tác nhân ô nhiễm môi trường, đặc biệt trong thời kỳ mang thai và giai đoạn đầu đời của trẻ, có thể ảnh hưởng đến khả năng bị tự kỷ.
Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Environmental Health Perspectives (Các khía cạnh sức khỏe môi trường).
Bình luận của bạn