Nhầm lẫn “chết người” về trẻ tự kỷ

Phán đoán nhầm lẫn của cha mẹ khiến chứng tự kỷ của con ngày càng nặng hơn

Dạy trẻ tự kỷ: Từ tình yêu đến kỹ năng

Trẻ tự kỷ: Gian nan con đường đến lớp

Gian nan dạy trẻ tự kỷ

Dạy trẻ tự kỷ bằng... roi sắt

Nhọc nhằn dạy con tự kỷ !

Nhầm lẫn trẻ chậm phát triển và trẻ tự kỷ

Có một số gia đình khi có con nhỏ khoảng 4 đến 5 tuổi vẫn chưa biết nói, nhưng phát triển thể trạng, vận động bình thường, vẫn có khả năng nhận biết và hiểu ngôn ngữ của người khác khi họ truyền đạt. Họ cho rằng con em mình bị chứng tự kỷ.

Những lo lắng đó của các bậc phụ huynh không phải là không có cơ sở. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng mà đánh đồng những biểu hiện, hành động đó là biểu hiện của những đứa trẻ bị bệnh tự kỷ. 

Cha mẹ không nên đánh đồng trẻ chậm nói với trẻ tự kỷ

Điểm phân biệt rõ nét nhất của trẻ tự kỷ là ngoài hạn chế giao tiếp ngôn ngữ, trẻ còn hạn chế biểu hiện cảm xúc, đặc trưng nhất là tránh giao tiếp bằng mắt, ngay cả với người thân, không thích và né tránh chơi đùa với trẻ khác.

Thực tế chứng tự kỷ khác với chậm nói, chậm phát triển. Trẻ chậm nói hoặc chậm phát triển  có một số biểu hiện giống trẻ tự kỷ như giao tiếp ngôn ngữ kém, chậm đáp ứng yêu cầu người lớn... song các dạng vận động về thể chất và tinh thần hoàn toàn bình thường. Những trẻ như thế này vẫn có thể giao tiếp bằng mắt, nhận ra và giao cảm tốt với người thân và vận động như trẻ bình thường.

Điểm phân biệt rõ nét nhất của trẻ tự kỷ là ngoài hạn chế giao tiếp ngôn ngữ, trẻ còn hạn chế biểu hiện cảm xúc, đặc trưng nhất là tránh giao tiếp bằng mắt, ngay cả với người thân, không thích và né tránh chơi đùa với trẻ khác.

Hiện nay càng ngày càng xuất hiện nhiều trẻ lên 2, lên 3 thậm chí lên 5 tuổi mà vẫn chưa biết nói. Trong số đó, 99% trẻ chậm nói mắc phải hội chứng tự kỷ, chỉ có 1% là chậm.

Con tự kỷ, cha mẹ tưởng thần đồng

Nhiều phụ huynh khi thấy con chậm nói nhưng không đưa con đến bác sỹ kiểm tra vì nghĩ rằng con mình phát triển bình thường. Thấy con phát triển chiều cao, cân nặng bình thường, xinh đẹp lại còn rất giỏi vi tính nên ai khuyên họ đưa con đến bệnh viện là họ gạt đi. Những hành vi khác thường thì họ cho rằng “trẻ con hiếu động, nghịch ngợm”. Tuy nhiên theo các bác sỹ, những hành vi khác thường đó, sự giỏi giang khác thường đó lại là biểu hiện của một đứa trẻ không bình thường.

Những hành vi khác thưởng, giỏi giang của bé có thể là biểu hiện của một đứa trẻ không bình thường

Chị Hải Ninh, mẹ của Phương Minh (một bé tự kỷ tâm sự): "Phải chi mình nhận ra sớm hơn những biểu hiện bất thường của con. 18 tháng tuổi con bi bô tập nói. Nhưng sau đó là câm luôn. Thế mà mình vẫn cứ để cho thời gian trôi qua. Đến tận khi con 24 tháng tuổi có người góp ý rằng con bị tự kỷ nhưng mẹ vẫn cứ gạt đi. Cho đến khi đưa con đi gặp bác sỹ mẹ mới cuống cuồng lên".

Có trẻ mới lên 2, lên 3 đã biết đọc chữ, nói tiếng Anh, biết bập bẹ hát theo bất cứ bài hát nào trên băng đĩa hoặc tivi cha mẹ cứ nhầm tưởng con mình là thông minh, là thần đồng nhưng họ không biết được rằng con mình đang mắc phải hội chứng tự kỷ. Một trong những biểu hiện của căn bệnh này là biết một số thứ mà không cần người lớn dạy, thậm chí rất thành thạo như tivi, vi tính, hội họa, âm nhạc nhưng những thứ thông thường thì lại không biết như giao tiếp hay ăn uống.

Tự kỷ không thể chữa?

Bác sỹ Orly Attia Dafni, chuyên ngành nhi khoa và Trẻ tự kỷ đến từ Hanoi Family Medical Practice cho biết: “Nếu gọi là bệnh tự kỷ thì đúng là không có thuốc chữa nhưng nếu xem đây là một tình trạng rối loạn về giao tiếp thì nếu xác định được mức độ sẽ đưa ra được các biện pháp can thiệp phù hợp”.

Tự kỷ là một hội chứng phức tạp cả về tâm thần, tâm lý, vận động. Khoa học gọi là rối loạn phổ tự kỷ. Hội chứng tự kỷ thường biểu hiện trước 3 tuổi song thường được phát hiện khá muộn.

Trẻ tự kỷ cần được can thiệp sớm trong 5 năm đầu

Trẻ bị tự kỷ cần được can thiệp sớm trong 5 năm đầu nhằm kích thích và huy động tối đa sự phát triển của trẻ làm giảm nhẹ hay khắc phục những khuyết tật của trẻ, trẻ sẽ được trợ giúp để phát triển ngay từ đầu các kỹ năng ngôn ngữ, xã hội, nhận thức để trẻ có cơ hội học tập và có một cuộc sống càng bình thường càng tốt, dễ hòa nhập hơn với cộng đồng. Sự cảm thông, thấu hiểu của gia đình và xã hội là một trong những phương pháp điều trị về mặt tâm lý rất tốt, có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả điều trị của trẻ tự kỷ.

Tự kỷ do cha mẹ thiếu quan tâm

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào tìm ra nguyên nhân gây bệnh tự kỷ, mặc dù thế giới không ngừng nghiên cứu về dạng rối loạn này. Có những yếu tố góp phần trong rối loạn tự kỷ như di truyền hoặc một số tổn thương não. Ngoài ra, ngạt khi sinh, sang chấn do can thiệp sản khoa, sinh non, vàng da, khuyết tật tâm thần, động kinh, người mẹ khi mang thai nhiễm virut, nhiễm độc… cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh này.

BS. Thành Ngọc Minh, Khoa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi trung ương), cho biết: Trước đây, mọi người thường nghĩ rằng, con cái bị tự kỷ một phần do cha mẹ và môi trường sống. Hiện nay, y học đã nhìn nhận chứng tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa liên quan đến rối loạn gene.

Y học đã nhìn nhận chứng tự kỷ là một rối loạn liên quan đến rỗi loạn gen

Có nhiều nhận định tự kỷ là do lỗi của cha mẹ thiếu chăm sóc là rất sai lầm. Quan niệm này đã đẩy nhiều bậc phụ huynh rơi vào tâm trạng luôn dằn vặt mình cộng với tình trạng bệnh của con đã khiến cha mẹ mắc bệnh trầm cảm. Tình trạng bệnh của cha mẹ lại tác động trở lại con khiến bệnh trẻ càng nặng thêm. Tuy nhiên, nếu tách trẻ ra khỏi hơi ấm của mẹ quá sớm sẽ khiến trẻ hụt hẫng, mất phương hướng, trẻ dần dần tự cô lập, nếu có sẵn những yếu tố tự kỷ thì bệnh sẽ mau nặng lên.

Có thể lý giải hiện tượng trẻ em nông thôn ít bị tự kỷ hơn trẻ em thành phố là bởi trẻ nông thôn có điều kiện giao tiếp với cộng đồng thuận lợi hơn, được vận động, vui chơi với những trẻ em khác thoải mái hơn, từ đó sẽ phát triển bình thường, hoặc bị tự kỷ nhẹ thì bệnh có thể hoàn toàn tự khỏi.

 Hiện nay vẫn chưa có một phương pháp cố định nào để điều trị tự kỷ. Phụ thuộc vào đặc điểm từng bệnh nhân bác sỹ sẽ áp đụng các biện pháp điều trị khác nhau. Các biện pháp điều trị bao gồm kỹ năng điểu chỉnh hành vi, phát triển kỹ năng  giao tiếp và ngôn ngữ, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và sử dụng sản phẩm hỗ trợ. Trong đó, dùng các sản phẩm hỗ trợ là biện pháp được sử dụng để điều trị các trạng thái tâm lý bất thường kèm theo bệnh đồng thời tăng cường khả năng học hỏi.

Một số sản phẩm có tác dụng cải thiện tình trạng kích động hay ủ rũ, trong khi một số khác làm tăng cường khả năng hoạt động thần kinh của người bệnh như: TPCN Vương Não Khang.. TPCN Vương Não Khãng là sản phẩm với các thành phần từ tự nhiên giúp hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não, tăng cường khả năng trí tuệ cho trẻ, hỗ trợ điều trị tự kỷ cho trẻ nhỏ.

*Lưu ý: Sản phẩm này là TPCN, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 
Thùy Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ