Mẹ hút thuốc lá, con dễ bị béo phì trong tương lai

Mối liên hệ giữa việc hút thuốc của mẹ và nguy cơ béo phì ở trẻ em

Con sứt môi, nhẹ cân vì mẹ không bỏ thuốc lá

Cha mẹ hút thuốc – Con dễ mắc bệnh tim

Mẹ hút thuốc, con "teo" não

Vì sao người thừa cân, béo phì nhưng suy dinh dưỡng?

Các nhà nghiên cứu Tại Đại học Edinburgh (Anh) đã phân tích dữ liệu của gần 11.500 trẻ em cùng sinh ra trong một tuần của tháng 3 năm 1958 trên khắp nước Anh, Scotland và xứ Wales. Nhóm nghiên cứu đã quan sát xu hướng sức khỏe của những đứa trẻ này cho đến độ tuổi 42 và so sánh sức khỏe của chúng với các khía cạnh trong cuộc sống của bố mẹ có thể ảnh hưởng đến nguy cơ béo phì của chúng.

Kết quả cho thấy, một đứa trẻ có nguy cơ béo phì cao gấp 3-4 lần nếu mẹ bị béo phì. Đối với những người mẹ có thói quen hút thuốc lá làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ khi trưởng thành từ 60-80%.

Nghiên cứu được công bố vào 26/3 trên Tạp chí PLOS One.

Phát hiện của nghiên cứu này phù hợp với những nghiên cứu trước đó về hành vi của người mẹ có thể dự báo mạnh mẽ tình trạng béo phì ở trẻ em. Nghiên cứu năm 2019 phát hiện rằng, trẻ em có mẹ béo phì khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn 264%. Một nghiên cứu khác năm 2014 chỉ ra mối liên hệ giữa việc hút thuốc của mẹ và nguy cơ béo phì ở trẻ em.

Theo các nghiên cứu, sức khỏe và lối sống của người mẹ, chẳng hạn như dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai, đái tháo đường thai kỳ, nuôi con bằng sữa công thức, cho trẻ ăn thức ăn rắn sớm, lối sống ít vận động, thói quen ngủ kém và mức độ căng thẳng cao có thể làm tăng đáng kể nguy cơ béo phì ở con.

Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều calo, cao hơn nhu cầu sử dụng. Lượng calo dư thừa sau đó được lưu trữ dưới dạng chất béo hoặc mô mỡ. Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ chính gây ra với các bệnh không lây nhiễm bao gồm: Bệnh tim mạch (chủ yếu là bệnh tim và đột quỵ); Bệnh đái tháo đường; Rối loạn cơ xương (đặc biệt là thoái hóa khớp - một bệnh thoái hóa khớp gây tàn phế rất cao); Một số bệnh ung thư (nội mạc tử cung, vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt, gan, túi mật, thận và ruột kết).

Béo phì ở trẻ em có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm và tàn tật cao hơn ở tuổi trưởng thành. Bên cạnh việc gia tăng rủi ro trong tương lai, trẻ béo phì thường gặp tình trạng khó thở, tăng nguy cơ gãy xương, tăng huyết áp, dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch, kháng insulin và ảnh hưởng tâm lý.

 
Lê Tuyết (Theo Healthday, New York Post)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp