Phthalate có trong nước hoa liên quan đến các vấn đề về khả năng sinh sản, bệnh tim mạch và béo phì.
Lợi ích khi chăm sóc da với xà phòng acid kojic
Tiêu chí chọn mỹ phẩm giúp bảo vệ da khỏi ô nhiễm môi trường
Bộ Y tế chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp
Bật mí công dụng làm đẹp da của nhân sâm
Theo đó, phthalate là một thành phần phổ biến trong mỹ phẩm. Ngoài nước hoa, chất độc này còn có trong sơn móng tay, keo xịt tóc, dầu gội, sữa tắm, chất khử mùi và nước rửa tay. Có nhiều loại phthalate khác nhau và được sử dụng với những mục đích khác nhau. Ví dụ, Dibutyl phthalate (DBP) có tác dụng làm cho nhựa mềm dẻo hơn, vì vậy nó được thêm vào sơn móng tay để tránh làm chúng bị nứt và Dimethyl phthalate (DMP) cũng có công dụng tương tự, giúp tăng độ dẻo và được tìm thấy trong một số loại keo xịt tóc.
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), hiện nay cả DBP và DMP đều không còn được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, diethyl phthalate (DEP) có trong nước hoa giúp pha trộn các hương thơm khác nhau lại được sử dụng rất phổ biến. Chính vì thế, GS. Andrea Gore thuộc khoa Dược lý và Độc chất học tại Đại học Texas (Mỹ), đã nhấn mạnh: "Tôi khuyên mọi người nên tránh hoàn toàn các chất tạo mùi thơm - có trong nước hoa, kem dưỡng da, dầu gội, thậm chí cả chất tẩy rửa và chất chống mồ hôi”.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phthalate có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim, béo phì, kháng insulin và đái tháo đường. Tiêu biểu, theo nghiên cứu được đăng tải năm 2020 trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA Network), đã cho thấy phthalate trong cơ thể có liên hệ với các vấn đề về hành vi liên quan đến chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, trên trang thông tin của hệ thống y tế Cleveland cũng cho hay, phthalate có thể dẫn đến dị ứng và hen suyễn.
Hơn nữa, theo TS. Lora Shahine, Bác sĩ nội tiết sinh sản tại Trung tâm Thụ tinh nhân tạo PNWF (Mỹ), phthalate là chất gây rối loạn nội tiết có thể ảnh hưởng đến chức năng nội tiết tố và tế bào trong hệ thống sinh sản. Đã có không ít nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa nồng độ phthalate cao với nguy cơ vô sinh, thông số tinh trùng kém, chất lượng trứng kém và sảy thai. Đối với phụ nữ, TS. Shahine cảnh báo, chất độc này cũng có liên quan đến sự rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng rụng trứng và tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung. Vào năm 2018, một nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) cũng cho biết, việc tiếp xúc với phthalates cũng có thể khiến các bé gái dậy thì sớm hơn.
Phthalate cũng có thể gây ra những vấn đề tương tự cho nam giới. Điều này được minh chứng rõ ràng thông qua nghiên cứu năm 2002 của Đại học Harvard, cho thấy những người đàn ông tiếp xúc với phthalate ở mức độ bình thường có liên quan đến tình trạng tổn thương DNA ở tinh trùng tăng lên.

Phthalate trong nước hoa cũng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nam giới
Cũng theo FDA, nước hoa không gây hại. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại không đồng ý với quan điểm này. Vào năm 2002, Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (Mỹ) đã công bố một báo cáo cho biết rằng phthalate là an toàn trong các sản phẩm mỹ phẩm. Họ cho rằng mức độ phơi nhiễm phthalate trong các sản phẩm này không đủ cao để gây hại. Một năm trước đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng đưa ra một báo cáo kết luận rằng không có mối liên hệ nào giữa phthalate trong mỹ phẩm và các vấn đề sức khỏe.
Tuy nhiên, TS. Shahine vẫn cho rằng người tiêu dùng nên thận trọng. Bà giải thích, các công ty sử dụng phthalate trong sản phẩm của họ thường nói rằng, quan trọng là bạn sử dụng nhiều hay ít, nếu ít sẽ không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nhưng vấn đề là sự tích tụ của tất cả các phthalate và các chất gây rối loạn nội tiết khác như BPA, PFAS và paraben trong quá trình tiếp xúc hàng ngày của người tiêu dùng sẽ tăng lên theo thời gian.
TS. Shahine cũng chỉ ra, trung bình một phụ nữ sử dụng 12 sản phẩm làm đẹp mỗi ngày. Điều này có nghĩa, họ tiếp xúc với một lượng lớn hóa chất mỗi ngày, bao gồm cả phthalate. Bà cho rằng người tiêu dùng không thể loại bỏ hoàn toàn việc tiếp xúc với các chất gây rối loạn nội tiết, nhưng lại có thể hạn chế số lượng sản phẩm (bao gồm cả nước hoa) để giảm thiểu rủi ro.
Một số chuyên gia khác cũng đồng tình với quan điểm này. Họ cho biết bằng chứng trên động vật là đủ thuyết phục để kết luận rằng phthalate có thể gây hại cho con người. Các hormone của hệ thống nội tiết có cấu trúc và chức năng tương tự nhau ở động vật và con người. Do đó, nếu một chất hóa học có thể gây rối loạn nội tiết ở động vật, thì rất có thể nó cũng có thể gây hại cho con người.
Bình luận của bạn