Lợi ích sức khoẻ đa năng của niacinamide và cách bổ sung

Vì sao nên bổ sung niacinamide trong chế độ ăn uống hàng ngày?

Chăm sóc da mụn với sản phẩm chứa niacinamide

Dùng niacinamide đúng cách để có làn da sáng hồng

Top 15 thực phẩm giàu niacin giúp bạn khỏe mạnh toàn diện

Lợi ích của niacin với bệnh nhân trầm cảm

Lợi ích sức khoẻ của niacinamide

Giúp da mịn màng và săn chắc

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí về da liễu và thẩm mỹ của Mỹ (The Journal of Clinical and Aesthetic Dermatology) năm 2010, các thử nghiệm lâm sàng khi so sánh với giả dược cho thấy, việc thoa niacinamide tại chỗ giúp giảm 14,8% độ thô ráp của da, giảm đáng kể các nếp nhăn, đốm tăng sắc tố và giúp làm đều màu da.

Niacinamide cũng là thành phần được yêu thích trong chăm sóc da với khả năng cải thiện kết cấu da, giảm nếp nhăn và điều tiết sự sản xuất dầu. Dưỡng chất này tăng cường chức năng bảo vệ da, giảm hiệu quả mụn trứng cá, bệnh rosacea và bệnh chàm.

Hỗ trợ trao đổi chất

Niacinamide đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Dưỡng chất này góp phần vào việc thực hiện các chức năng bình thường của các enzyme liên quan đến trao đổi chất, hỗ trợ sản sinh năng lượng tổng thể.

Giảm chất béo trung tính

Niacinamide có thể giúp duy trì chỉ số cholesterol hợp lý, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Theo nghiên cứu đăng năm 2015 trên Giám sát y học: Tạp chí quốc tế về nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng, những người sau khi sử dụng niacinamide trong 2 năm có chỉ số "cholesterol tốt" HDL tăng 25%, trong khi mức chất béo trung tính đã giảm 28,6%.

Hỗ trợ chức năng não bộ

Niacinamide tham gia vào sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine và norepinephrine, rất cần thiết cho điều chỉnh tâm trạng và chức năng nhận thức. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí quốc tế về khoa học phân tử (International journal of molecular sciences) của Thuỵ Sĩ năm 2019 nhận thấy, không cung cấp đủ niacinamide có liên quan đến các vấn đề như mất trí nhớ, khó khăn trong suy nghĩ, các vấn đề về sức khỏe tâm thần, cũng như chấn thương não và rối loạn tâm thần.

Đặc tính chống viêm

Đặc tính chống viêm của nicinamide không chỉ có tác dụng trong cải thiện các vấn đề về da mà còn có thể có lợi cho các tình trạng như viêm khớp bằng cách giảm viêm và giảm đau.

Thực phẩm chứa niacinamide tự nhiên

Nniacinamide có trong rất nhiều loại thực phẩm phổ biến

Nniacinamide có trong rất nhiều loại thực phẩm phổ biến

Bạn không nhất thiết chỉ dựa vào các sản phẩm mỹ phẩm hay chất bổ sung niacinamide, vì có nhiều thực phẩm chứa niacinamide tự nhiên bạn có thể kết hợp vào chế độ ăn uống hàng ngày gồm:

- Thịt: Các loại thịt nạc như thịt gà, gà tây và thịt lợn dồi dào niacinamide, protein và các vitamin B thiết yếu.

- Cá: Các loại cá như cá ngừ, cá hồi có thể tăng lượng niacinamide và acid béo omega-3.

- Ngũ cốc nguyên hạt: Như gạo lứt, quinoa và lúa mì nguyên chất chứa nhiều niacinamide, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.

- Các loại đậu: Ngoài niacinamide, đậu còn chứa nhiều protein, chất xơ và chất chống oxy hóa, thúc đẩy sức khỏe tim mạch và tiêu hóa.

- Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hạt hướng dương và lạc chứa niacinamide cùng với chất béo, vitamin và khoáng chất lành mạnh.

- Các sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua và phô mai, nên chọn các loại ít béo hoặc sữa gầy để tăng cường niacinamide lành mạnh mà không có quá nhiều chất béo bão hòa.

 
 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp