Mèo cưng mắc búi lông, “sen” phải làm sao?

Mèo là loài có tính "sạch sẽ" cao nên chúng thường xuyên liếm lông dẫn đến việc lông tích tụ lại trong dạ dày

Nhà cây rất quan trọng với sức khoẻ mèo cưng, vì sao?

Mèo cưng bị ho liệu có đáng lo?

Loài hoa tuy đẹp nhưng lại gây ngộ độc ở mèo cưng

Cỏ mèo có gây hại cho mèo không?

Lông mèo chứa keratin, một loại protein không tiêu hóa được. Khi lông tích tụ lại trong dạ dày và hình thành búi lông mèo sẽ cố gắng loại bỏ chúng bằng cách nôn ra. Nếu búi lông quá lớn gây tắc nghẽn các lỗ thông của dạ dày, thực quản hoặc ruột, hoặc bị mắc kẹt trong đường tiêu hóa, đây là tình trạng khẩn cấp và cần được can thiệp y tế ngay lập tức.

Búi lông ở mèo hình thành do thói quen tự chải chuốt của chúng. Trong quá trình liếm lông, mèo nuốt phải một lượng lớn lông rụng. Lông mèo có đặc điểm dày và mọc nhiều sợi trên một nang lông hơn so với lông người, khiến lượng lông tích tụ trong hệ tiêu hóa tăng lên. Một số yếu tố khác cũng góp phần vào việc hình thành búi lông, bao gồm:

Đặc điểm sinh học: Mèo có nang lông kép, nghĩa là một nang lông có thể mọc nhiều sợi lông, làm tăng lượng lông rụng. Một số giống mèo có xu hướng rụng lông nhiều hơn, dễ bị búi lông.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của lông:

- Thay đổi theo mùa: Mèo rụng lông nhiều hơn vào một số mùa nhất định.

- Thay đổi hormone: Các giai đoạn như mang thai hoặc cho con bú có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng lông.

- Dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không cân bằng có thể gây rụng lông.

- Di truyền: Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò trong việc quyết định lượng lông và tốc độ rụng lông của mèo.

Do đó, sự kết hợp giữa thói quen tự chải chuốt và các yếu tố sinh học, môi trường khiến mèo dễ bị búi lông.

Ảnh minh hoạ búi lông bị mắc ở mèo

Ảnh minh hoạ búi lông bị mắc ở mèo

Theo Trung tâm Sức khỏe Mèo Cornell (Cornell Feline Health Center - CFHC), hiện tượng mèo thỉnh thoảng nôn ra búi lông, với tần suất không quá một lần mỗi tuần được xem là sinh lý bình thường. Tuy nhiên, để loại trừ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chủ nuôi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về tình trạng này. Đặc biệt, nếu mèo có biểu hiện nôn mửa thường xuyên, việc đưa chúng đến thăm khám bác sĩ thú y là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn như hen suyễn hoặc rối loạn tiêu hóa.

Để phòng ngừa tắc nghẽn búi lông, việc chải lông thường xuyên cho mèo cưng là rất quan trọng, giúp loại bỏ lông thừa và giảm lượng lông mèo nuốt vào. Tắm cho mèo cũng giúp loại bỏ lông chết và gàu, ngăn ngừa chúng tích tụ thành búi lông.

Trong trường hợp mèo gặp vấn đề với búi lông, bác sĩ thú y có thể đề nghị sử dụng thuốc nhuận tràng. Những sản phẩm này giúp lông trơn hơn, dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa mà không bị vón cục và gây tắc nghẽn. Tuy nhiên, nếu mèo có dấu hiệu nôn khan, chán ăn hoặc nôn ra thức ăn, bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể là cần thiết, mặc dù hầu hết các trường hợp có thể được điều trị bằng chăm sóc lâm sàng trong vài ngày đầu.

 
Hà Chi (Theo Daily Paws)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn cùng nhà