Mới phát hiện đái tháo đường, đường huyết lên đến 14 phải làm sao?

Đường huyết lúc đói lên đến trên 14.0mmol/l phải làm sao?

Thuốc điều trị đái tháo đường nên uống trước ăn hay sau ăn?

Người bệnh đái tháo đường có được ăn măng không?

Người bị biến chứng đái tháo đường nên tập thể dục như thế nào?

Khi nào người bệnh đái tháo đường bắt đầu phải dùng thuốc điều trị?

Trả lời:
Chào bạn,
Mức đường huyết khi đói 14 mmol/l là rất cao. Nếu cứ duy trì ở giá trị đường huyết này, trước mắt có thể dẫn tới các biến chứng cấp tính, thậm chí đe dọa tính mạng như nhiễm toan ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Về lâu dài, đường huyết tăng cao sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như gây suy thận, đoạn chi, nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng… 
Bạn đã đi khám tại bệnh viện, với chỉ số này bác sỹ có thể yêu cầu bạn đến khám lại trong 1 tuần nữa để khẳng định chắc chắn bạn có mắc bệnh đái tháo đường hay chưa. Khi đã chẩn đoán đúng bệnh đái tháo đường, bác sỹ sẽ cho bạn dùng thuốc tây để hạ đường huyết. Kết hợp với đó là những lời khuyên về việc ăn uống, tập luyện như thế nào để tốt cho việc ổn định đường huyết.
Về phía bạn, thời gian này bạn có thể gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Tuy nhiên, khi bạn hiểu rõ về bệnh đái tháo đường, cách thức điều trị, những rủi ro bạn có thể gặp phải và những cách hóa giải, chúng tôi tin rằng bạn sẽ kiểm soát tốt căn bệnh này.
Sử dụng thuốc điều trị cho người mới mắc đái tháo đường
Nhiều người đái tháo đường mới mắc lo sợ việc dùng thuốc tây dài ngày sẽ ảnh hưởng tới gan thận, vì vậy họ có xu hướng chỉ dùng một thời gian ngắn. Khi đường huyết đã giảm, họ sẽ ngưng hoặc chuyển sang dùng các thuốc Đông y, thuốc thảo dược. Trên thực tế cách dùng thuốc này là chưa chính xác. 
Người mắc mới đái tháo đường cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sỹ 
Thuốc là phương pháp giúp người đái tháo đường kiểm soát đường huyết, tránh tổn thương cho tuyến tụy (nơi sản xuất hormone chuyển hóa đường). Về lâu dài, dùng thuốc đúng liều, đúng chỉ dẫn sẽ vừa giúp bạn kiểm soát đường huyết, vừa giúp giảm thiểu rủi ro biến chứng đái tháo đường. Mặt khác, dùng đúng cách còn giúp bạn phòng nguy cơ tác dụng phụ tác động lên gan thận.
Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn hãy liên hệ với bác sỹ để được kiểm tra và theo dõi cẩn thận.
Lời khuyên về các phương pháp không dùng thuốc
Các bác sỹ cho biết, điều trị bệnh đái tháo đường phải tuân thủ theo nguyên tắc “kiềng ba chân”. Ngoài thuốc điều trị đó chính là chế độ ăn và tập luyện. Do đó, bạn nên:
Tập luyện
Vận động thể chất vừa sức (không tập quá mệt) với các hình thức như tập thể dục, chơi thể thao, tập yoga, làm vườn… Nhưng phổ biến nhất đó là đi bộ.
Cần duy trì tập luyện một cách đều đặn, không nên ngưng tập trong 2 ngày liên tiếp. Thời gian tập khoảng 30 phút tới 1 giờ mỗi ngày. Với người già hoặc người có bệnh về khớp thì có thể chia làm 3-4 lần tập/ngày. Mỗi lần tập từ 10-15 phút. Người có bệnh xương khớp ở chân thay vì đi bộ nên tập đạp xe đạp hoặc bơi lội. 
Ăn uống
Các thực phẩm có thành phần là carbohydrate (chất bột, đường) nên được giảm bớt, khi sử dụng thì nên lựa chọn những loại thực phẩm được tiêu hóa chậm, có nhiều chất xơ như gạo lứt, khoai lang, các loại đậu đỗ, các loại rau quả ít ngọt…
Hạn chế các loại carbohydrate dễ tiêu hóa như bánh kẹo ngọt, cơm trắng, bánh mì, bánh quy, mì gạo, bún… Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn. Nên sử dụng nguồn chất đạm từ cá, đậu đỗ và các sản phẩm được chế biến từ đậu đỗ.
Do đường huyết ở giai đoạn này của bạn rất cao, vì vậy mỗi ngày bạn nên uống đủ nước, khoảng 2 - 2.5 lít nước lọc. Có thể thay nước lọc bằng trà mướp đắng, trà dây thìa canh… để giúp hỗ trợ giảm đường huyết.
Lối sống
Bạn nên tránh lo lắng, stress. Nên nghe nhạc, ngồi thiền, tập hít sâu thở chậm mỗi ngày để cân bằng tâm lý.
Dùng thêm thảo dược quý để kiểm soát toàn bộ quá trình chuyển hóa đường
Nguyên nhân sâu xa khiến việc kiểm soát đường huyết khi đói khó khăn là do tình trạng đề kháng insulin. 
Hiện nay, ngoài thuốc điều trị, sử dụng thêm thảo dược quý là Tinh chất lá Xoài kết hợp lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng là lời khuyên từ các chuyên gia Đông y để giúp kiểm soát toàn bộ chu trình chuyển hóa đường, đặc biệt là việc làm giảm kháng insulin. Nhờ đó, sẽ giúp hạ đường huyết lúc đói, không tăng đường huyết sau ăn hiệu quả.
Chúc bạn sức khỏe!
Dược sỹ Yến Hoa
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex, với các thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết lâu dài
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch… ở người tiểu đường tuýp 2, người tiền tiểu đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085
(*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi