Một số thực phẩm chức năng có tương tác nghiêm trọng với thuốc điều trị

Trước khi sử dụng thực phẩm chức năng, cần lưu ý một số tương tác với thuốc có thể xảy ra

Tương tác thuốc có thể gây xuất huyết ở người bị rối loạn nhịp tim

Cẩn trọng khi sử dụng một số TPCN phổ biến

Lưu ý tác dụng phụ khi dùng TPCN với thuốc chữa bệnh

Cảnh giác với những tương tác thuốc nguy hiểm

Tương tác giữa thuốc và thực phẩm có thể xảy ra với thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn (OTC), các thảo dược và thực phẩm chức năng. Một số trường hợp cá biệt có thể làm giảm tác dụng điều trị của thuốc, làm trầm trọng các phản ứng phụ và gây hại cho sức khỏe. Vì thế, người tiêu dùng cần tham khảo ý kiến bác sỹ điều trị, chuyên gia về dược trước kết hợp thực phẩm chức năng với thuốc điều trị.

Dưới đây là một số trường hợp tương tác giữa thuốc và thực phẩm chức năng thường gặp:

Cây ban Âu (St. John's wort) và thuốc điều trị HIV, trầm cảm

thực phẩm chức năng chứa cây ban Âu (St. John's wort) có thể tương tác với nhiều loại thuốc

Thực phẩm chức năng chứa cây ban Âu (St. John's wort) có thể tương tác với nhiều loại thuốc

Ban Âu (Hypericum perforatum hay St. John's wort) là một loại cây thân thảo lâu năm, được sử dụng trong một số dược phẩm nhằm cải thiện cơn đau liên quan đến rối loạn thần kinh, đau thần kinh. Tại thị trường châu Âu, loài cây này có mặt trong một số sản phẩm hỗ trợ điều trị trầm cảm.

Cây ban Âu có thể kích thích tăng tốc độ chuyển hóa của một số enzyme và protein ở dạ dày, ruột non và gan. Khi đó, thời gian thuốc ở lại cơ thể sẽ ngắn hơn và tác dụng lên cơ thể sẽ kém hiệu quả hơn. Do cơ chế này, thực phẩm chức năng chứa cây ban Âu có thể làm giảm tác dụng của thuốc ức chế men protease - nhóm thuốc kháng virus dùng trong điều trị HIV.

Theo Mayo Clinic, kết hợp thuốc chống trầm cảm với sản phẩm chứa cây ban Âu có thể khiến não tiết ra quá nhiều serotonin, gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, sốt cao, co giật.

Thực phẩm bổ sung calci, sắt và thuốc kháng sinh

Sữa và thực phẩm giàu calci có thể làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh

Sữa và thực phẩm giàu calci có thể làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh

Thực phẩm chức năng bổ sung calci thường được dùng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương. Một số đối tượng có nguy cơ thiếu máu cũng được tư vấn sử dụng thực phẩm bổ sung sắt. Mặc dù các sản phẩm này mang lại lợi ích, chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu một số loại thuốc khác, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

Calci có thể gây tương tác với thuốc kháng sinh nhóm quinolon (offloxacin, ciprofloxacin…) và nhóm tetracyclin. Đây là một số thuốc kháng sinh thường sử dụng trong điều trị viêm phổi, viêm đường tiết niệu và các dạng nhiễm khuẩn khác.

Tương tự calci, sắt cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc kháng sinh. Tốt nhất bạn nên uống thuốc kháng sinh ít nhất 2-6 giờ sau khi sử dụng thực phẩm bổ sung sắt và calci.

Thực phẩm bổ sung kali tương tác với thuốc trị tim mạch

Kali là chất điện giải có tham gia vào quá trình điều hòa nhịp tim, huyết áp, hỗ trợ duy trì chức năng cơ bắp và thần kinh. Tuy nhiên, khi bổ sung kali kết hợp dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc lợi tiểu giữ kali (có tác dụng hạ huyết áp), người bệnh có nguy cơ tăng kali máu. Hậu quả nghiêm trọng của tình trạng này là rối loạn nhịp tim, yếu cơ, mệt mỏi, suy thận...

Vitamin K và thuốc chống đông máu

 

Vitamin K là vi chất quan trọng với tổng hợp các protein liên quan đến quá trình cầm máu (đông máu), chuyển hóa xương, và các chức năng sinh lý đa dạng khác. Vì thế, vitamin K được bổ sung vào thực phẩm chức năng nhằm góp phần cải thiện sức khỏe xương và tim mạch.

Tuy cần thiết là vậy, vitamin K lại tương tác với warfarin, một loại thuốc chống đông máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Warfarin được kê đơn cho người có huyết khối, nhồi máu cơ tim và nhiều biến cố tim mạch nguy hiểm đến tính mạng. Tác dụng của warfarin có thể giảm khi dùng vitamin K, nên người bệnh đang điều trị với warfarin cần thận trọng khi sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin K.

Thực phẩm chức năng khi được sử dụng đúng cách, đúng đối tượng sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung các vi chất trên, bạn cần thông báo cho bác sỹ về các loại thuốc mình đang dùng và tuân thủ phác đồ điều trị. 

Quỳnh Trang (Theo Insider)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng