Bạn có biết biết khi nào nên chườm lạnh, khi nào nên chườm nóng để giảm đau?
Chườm nóng – chườm lạnh: Lựa chọn đúng cho từng cơn đau
Bạn đã biết chườm lạnh và chườm nóng đúng lúc đúng chỗ?
3 bài tập nhẹ nhàng giúp giảm đau bụng kinh
Giảm đau lưng tại nhà bằng cách nào?
Dưới đây là một vài lưu ý khi chườm nóng và chườm lạnh, giúp bạn giảm đau hiệu quả hơn:
Chườm lạnh
Chườm lạnh chủ yếu được dùng trong các trường hợp đau cấp tính, sưng và những vết thương mới (tại nhóm cơ bao xung quanh phần bả vai). Ví dụ, bạn có thể chườm lạnh để giảm sưng, giảm đau khi bị thương khi chơi bóng đá, chạy bộ, tập thể dục mạnh…
Ngược lại, bạn không nên chườm nóng trong những trường hợp này vì chườm nóng có thể làm tăng tình trạng viêm, từ đó làm trầm trọng thêm cơn đau cơ.
Những trường hợp không nên chườm lạnh:
- Các cơn đau do co thắt cơ bắp.
- Các vết thương hở hoặc rộp da.
- Các cơn đau do viêm khớp.
Lưu ý để chườm lạnh đúng cách
Bạn có thể dùng đá để chườm lạnh, nhưng không nên dùng đá trực tiếp trên da
Có 2 cách để chườm lạnh. Cách thứ nhất là bọc đá vào khăn hoặc một chiếc túi chườm sạch, sau đó chườm lên khu vực bị đau. Cách thứ hai bạn có thể áp dụng là cho chiếc khăn ướt vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 15 phút, sau đó lấy ra và chườm lên khu vực bị đau.
Lưu ý, bạn không nên chườm quá 20 phút/lần. Nếu vẫn thấy đau, bạn nên tạm nghỉ 1 tiếng trước khi chườm tiếp lần nữa. Nếu dùng đá để chườm lạnh, bạn nên nhớ không đặt đá trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh.
Chườm nóng
Chườm nóng có hiệu quả đối với những trường hợp đau mạn tính. Theo đó, chườm nóng có hiệu quả nhất đối với những trường hợp căng cơ, cứng cơ, giúp bạn tăng khả năng linh hoạt. Tuy nhiên, do chườm nóng có thể thúc đẩy lưu thông máu tới khu vực bị đau, bạn không nên áp dụng biện pháp này khi bị đau do viêm, đau sau khi tập thể dục.
Những trường hợp không nên chườm nóng:
- Người bệnh đái tháo đường.
- Người bị viêm da.
- Người bị bệnh tim mạch hoặc tăng huyết áp cũng cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi chườm nóng.
Lưu ý để chườm nóng đúng cách
Có 2 cách chườm nóng. Thứ nhất là dùng túi chườm, thứ hai là dùng khăn ấm hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm.
Nên nhớ, mỗi lần chườm nóng chỉ nên kéo dài khoảng 15 phút. Bạn cũng nên nghỉ khoảng 1 tiếng trước khi chườm tiếp lần sau.
Những trường hợp có thể áp dụng cả chườm nóng hoặc chườm lạnh
Đau lưng
Tình trạng đau lưng thường xảy ra với dân văn phòng, những người thường xuyên phải ngồi một chỗ trong khoảng thời gian dài. Trên thực tế, việc ngồi nguyên mọt chỗ trong thời gian dài có thể gây cong lưng, đau mỏi, cứng khớp ở vùng lưng trên. Bạn có thể thử chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau một cách tự nhiên.
Đau đầu, đau nửa đầu
Chườm lạnh có thể giúp giảm đau đầu, đau nửa đầu nghiêm trọng. Trong khi đó, phương pháp chườm nóng có thể khắc phục cơn đau đầu do co thắt cơ bắp ở cổ.
Bong gân, đau đầu gối
Nếu đầu gối bị sưng hoặc bong gân, bạn có thể chườm lạnh trước để giảm đau nhanh chóng, sau đó chườm nóng để thúc đẩy vết thương mau lành.
Bình luận của bạn