Bạn đã biết chườm lạnh và chườm nóng đúng lúc đúng chỗ?

Chườm lạnh khi nào và chườm nóng có tác dụng gì?

Khi nào chườm nóng, khi nào chườm lạnh?

Đau bụng kinh có thể chườm bằng gừng

Có nên chườm đá lạnh, bôi kem đánh răng khi bị bỏng?

Cải thiện chấn thương đầu gối bằng các bài tập dưới nước

Chườm lạnh khi nào?

Khi bị bong gân, căng cơ hay bầm dập phần mềm, luôn có tình trạng chảy máu ở tổ chức bên dưới. Tình trạng này có thể gây sưng, đau và khiến vết thương lâu lành. Chườm lạnh có nhiều hiệu quả trong điều trị tức thì (48 - 72 giờ đầu sau chấn thương).

Để chườm lạnh đúng cách, bạn có thể bỏ đá lạnh vào khăn bông ướt, túi chườm hay túi nylon và chườm lên vùng bị đau từ 20 - 30 phút, lặp lại sau mỗi 2 - 3 giờ (không cần chườm khi ngủ).

Chườm nóng có tác dụng gì?

Chườm nóng có thể làm giảm sự co của gân, cơ, dây chằng, giảm sự cứng khớp, giảm đau, tăng cảm giác dễ chịu, sự thư giãn… Chỉ chườm nóng khi chấn thương đã không còn sưng và có tác dụng phục hồi.

Bạn có thể sử dụng túi chườm, chai nước nóng, đèn sưởi hoặc kem Deep Heat để chườm nóng. Chú ý kiểm tra da đều đặn để tránh nguy cơ bị bỏng và chỉ nên chườm trong vòng 10 - 15 phút.

Tìm hiểu khi nào nên chườm nóng hay chườm lạnh trong infographic dưới đây:

Không chườm nóng hoặc lạnh khi: Đang gặp những vấn đề về da, vùng da ít cảm nhận sự nóng lạnh, vùng da có tuần hoàn máu kém, bệnh nhân đái tháo đường, người đang bị nhiễm trùng.

Không nên chườm lạnh trên vùng vai trái nếu bạn bị bệnh tim, không chườm lạnh ở phía trước và hai bên cổ.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp