- Chuyên đề:
- Bệnh tiêu chảy
Bão lũ thường đi kèm với thiên tai, dịch bệnh
Cách phòng ngừa các bệnh ngoài da sau mưa bão thế nào?
Mưa lũ và ô nhiễm ánh sáng: Cơ hội cho các loài muỗi gây bệnh
Trị bệnh ghẻ nước tại nhà với 4 nguyên liệu tự nhiên
Thiệt hại mưa lũ miền Trung: Vì sao nặng nề như vậy?
Các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa thường gặp, bao gồm: Tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A. Bệnh xuất hiện do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, thực phẩm bị ô nhiễm.
Biện pháp phòng chống dịch bệnh về đường tiêu hóa trong mùa mưa lũ
Để chủ động phòng ngừa bệnh về đường tiêu hóa bùng phát thành dịch do nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh không đảm bảo tại các khu vực bị lũ lụt, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
- Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Uống hoặc tiêm vaccine phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vaccine.
- Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Bên cạnh đó, PGS. TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), khuyến cáo người dân vùng lũ vẫn cần lưu ý việc đeo khẩu trang, để phòng dịch Covid-19, nhằm tránh tình trạng “dịch chồng dịch”.
Hướng dẫn người dân xử lý nước sinh hoạt khi mưa lũ
Trong trường hợp giếng nước bị ngập mà không có nước mưa để sử dụng thì phải lấy nước ngập để xử lý. Trước hết, người dân cần làm trong nước bằng cách:
- Chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong. Nếu không có phèn chua, có thể dùng vải sạch để lọc nước, làm vài lần cho đến khi được nước trong.- Dùng phèn chua với liều lượng 1gr phèn chua (một miếng khoảng bằng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hòa tan lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào chum, vại hay thùng nước và khuấy đều.
Cán bộ y tế hướng dẫn người dân cách xử lý nước sinh hoạt trong và sau mùa mưa bão, lũ lụt
Sau khi làm trong nước cần tiến hành khử khuẩn nước:
- Khử khuẩn bằng viên Cloramin T hoặc B: Cloramin B hoặc T được sản xuất dưới dạng viên hàm lượng 0,25gr . Loại này rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nhỏ như chum, vại, bể chứa nhỏ. Một viên cloramin B hoặc T dùng để khử khuẩn 25 lít nước.
- Khử khuẩn bằng Cloramin bột: Tính lượng Cloramin cần thiết để khử khuẩn dựa trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10mg/lít. Ví dụ: Một thùng nước 30 lít thì lượng Cloramin B cần để khử khuẩn là 300mg. Có thể dùng thìa canh để đong bột Cloramin, mỗi thìa canh đầy tương đương với 10gr. Như vậy, để khử khuẩn 300 lít nước cần khoảng 1/3 thìa bột Cloramin B. Trong trường hợp khẩn cấp mà không có phèn chua để làm trong nước thì có thể dùng biện pháp tạm thời là tăng lượng Cloramin lên.
Viên Aquatabs là có khả năng diệt được các vi sinh vật ở trong nước, giúp phòng tránh các bệnh tả, thương hàn, kiết lỵ và những bệnh khác do nguồn nước bị nhiễm khuẩn gây ra, nhưng nó không có tác dụng đối với các nguồn nước bị ô nhiễm hóa chất độc hại. Một viên Aquatabs với hàm lượng 67 mg, chứa 40 mg chlor gốc tự do (FAC) có khả năng xử lý cho 20 lít nước (có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi).
Bình luận của bạn