Mướp đắng rừng được dùng làm dược liệu
Tác dụng phụ của việc ăn mướp đắng quá nhiều
Uống loại nước ép nào sẽ giúp bạn làm sạch gan?
Cách sử dụng mướp đắng để kiểm soát đường huyết
Mướp đắng tốt cho người bệnh đái tháo đường như thế nào?
Mướp đắng rừng là gì?
Mướp đắng rừng (hay còn gọi là khổ qua rừng) thuộc họ bầu bí, chi mướp đắng, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.
Mướp đắng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á và châu Phi.
Ở Việt Nam, mướp đắng rừng mọc tự nhiên, là nguồn gốc của các giống mướp đắng trồng.
Mướp đắng rừng là loài dây leo thân thảo sống hàng năm, chu kỳ sống 3 – 4 tháng. Có dạng dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh, dây có thể bò 2 – 3 mét. Quả mướp đắng rừng hình thoi, dài 8 – 10cm, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả chưa chín có màu vàng xanh, khi chín màu vàng hồng.
Ở Việt Nam, mướp đắng rừng có quả cỡ ngón tay cái người lớn, thường thấy ở miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là vùng đất đỏ Bình Long (Bình Phước).
Các bộ phận của mướp đắng rừng có công dụng làm thực phẩm và dược liệu giống như mướp đắng trồng, nhưng thân, lá và quả nhỏ hơn, vị đắng hơn.
Do mướp đắng rừng sống tự nhiên, không có phân bón và thuốc hóa học nên sạch và có giá trị dược liệu cao hơn mướp đắng trồng.
Trong Y học dân gian và Y học cổ truyền ở các nước châu Á và châu Phi, các bộ phận của mướp đắng rừng như lá, dây, quả và cả hạt đều có thể dùng làm dược liệu.
Mướp đắng rừng có giá trị dược liệu cao hơn mướp đắng trồng
Theo phân tích khoa học hiện đại, mướp đắng có chứa protein, lipid, carbohydrate, vitamin A, B1, B2, C, calcium, potassium, magne, sắt, kẽm… Ngày nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về mướp đắng rừng để bào chế thành thuốc chữa bệnh.
Mướp đắng rừng giúp chữa bệnh gì?
Theo Đông y, mướp đắng rừng có vị đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng. Ngoài ra, mướp đắng rừng còn có tác dụng giúp an thần, giảm stress, cho da dẻ mịn màng, ngăn ngừa các bệnh về da.
Bệnh đái tháo đường: Mướp đắng rừng giúp thúc đẩy chuyển hóa, giúp cơ thể ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết, nhờ vậy giúp kiểm soát đái tháo đường tốt hơn.
Tăng huyết áp: Mướp đắng rừng có khả năng hạ huyết áp nên được nhiều người bệnh tăng huyết áp tin dùng.
Bệnh gout: Mướp đắng rừng có khả năng ngăn chặn các acid uric – nguyên nhân gây bệnh gout nên giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả.
Viêm xương khớp: Các hoạt chất trong mướp đắng rừng còn có khả năng giảm đau nhức xương khớp.
Ngoài ra, nhờ đặc tính thanh nhiệt, giải độc nên mướp đắng rừng còn có khả năng đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, giảm viêm giúp da dẻ mịn màng, trị mụn nhọt. Không những thế, nhờ khả năng đào thải mỡ thừa nên dùng mướp đắng rừng cũng có khả năng giảm cân, kiểm soát trọng lượng tốt hơn.
Dùng mướp đắng rừng thế nào?
Mướp đắng rừng có thể phơi khô rồi hãm uống trà. Để đơn giản và tiện lợi hơn, bạn có thể dùng trà chiết xuất từ mướp đắng rừng, vừa giúp thanh nhiệt, giải độc, lại giúp tăng cường sức khỏe.
Bình luận của bạn