Dùng lò vi sóng để nấu ăn cần lưu ý nguyên tắc sử dụng
Những mối nguy hiểm rình rập từ lò vi sóng
Dùng lò vi sóng có thể khiến bạn bị ung thư, bệnh tim, mù mắt?
Những thực phẩm tuyệt đôi không cho vào vò vi sóng
Lò vi sóng làm hỏng thực phẩm?
Lò vi sóng hoạt động như thế nào?
Có một máy phát điện bên trong lò vi sóng gọi là Magnetron. Magnetron là một ống chân không năng lượng cao, tạo ra vi sóng bằng cách tương tác của một dòng electron với một từ trường trong khi di chuyển qua một loạt các khoang kim loại mở.
Khi bật lò vi sóng, mát phát cao tần sẽ lấy hết năng lượng từ nguồn năng lượng, biến nó thành sóng vô tuyến, là sóng điện từ có tần số nhất định. Thức ăn quay xung quanh trong khi từ tính thổi sóng vô tuyến vào nó. Khi vi sóng thoát ra khỏi thành lò, cuối cùng tác động vào thức ăn, xâm nhập vào nó, đi qua nó, sau đó, làm rung các phân tử bên trong. Rung động này giúp thực phẩm nóng lên.
Nấu ăn bằng lò vi sóng tiện lợi, an toàn nhưng có thể gây hại sức khỏe
Thực phẩm đừng nên cho vào lò vi sóng
Bạn có thể dùng lò vi sóng để nấu hoặc làm nóng nhiều loại thực phẩm. Nhưng, có một số loại thực phẩm bạn đừng cho vào lò vi sóng. Chúng bao gồm:
- Trứng chưa đập vỏ. Trứng tạo ra hơi nước bên trong vỏ và sẽ phát nổ. Vì vậy, bạn đừng luộc trứng trong lò vi sóng.
- Các gia vị dễ bốc hơi và khói như ớt.
- Không đun sôi nước trong lò vi sóng, vì đôi khi lò vi sóng làm nóng cốc chứ không phải là nước. Lò vi sóng có thể làm nổ hoặc vỡ cốc.
- Sữa mẹ nên được hâm nóng cẩn thận trong lò vi sóng vì nó có thể làm nóng không đều.
- Thực phẩm chế biến sẵn hâm nóng bằng lò vi sóng có thể dẫn đến sự hình thành các sản phẩm oxy hóa cholesterol có liên quan đến bệnh tim.
- Tránh nấu hoặc hâm nóng rau xanh trong lò vi sóng vì một số có thể bắt lửa, có khả năng đốt cháy không chỉ thực phẩm mà cả đĩa, bát.
- Các loại dầu như dầu olive, dầu lạc, bơ... không nên đun nóng trong lò vi sóng vì chúng không phải là chất lỏng mà là chất béo.
- Không nên hâm nóng trái cây bởi chúng có thể rất nóng ở bên trong, dễ gây bỏng.
- Nấu cơm bằng lò vi sóng không phải là ý hay vì sẽ không thể tiêu diệt được một số vi khuẩn trong gạo.
- Trái cây đông lạnh không nên được hâm nóng, thay vào đó, hãy rã đông vì nó có thể biến thành chất gây ung thư.
Lò vi sóng có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm?
Liệu vi sóng có làm quá nóng và làm mất chất dinh dưỡng có trong thực phẩm? Câu trả lời là không. Bạn hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng trong một thời gian ngắn hơn so với khi nấu trên bếp. Bếp nóng hơn rất nhiều so với lò vi sóng và cần nấu trong khoảng thời gian dài hơn.
Một số chất dinh dưỡng nhạy cảm với nhiệt thường hòa tan trong nước, như vitamin và một số acid phổ biến trong rau. Thời gian nấu trong lò vi sóng ngắn hơn có nghĩa là các chất dinh dưỡng bị phá hủy ít hơn.
Tác hại khi sử dụng lò vi sóng
- Giảm vitamin và khoáng chất trong thực phẩm;
- Làm nóng sữa và ngũ cốc sẽ làm thay đổi một số acid amin thiết yếu thành các chất gây ung thư;
- Giảm giá trị dinh dưỡng;
- Các alcaloid thực vật được chuyển thành chất gây ung thư trong rau sống hoặc đông lạnh.
Một số mẹo cần nhớ khi sử dụng lò vi sóng:
- Đừng cho kim loại vào lò vi sóng và hạn chế dùng đồ nhựa;
- Cố gắng trải đều thức ăn để nó nóng đều;
- Đừng nấu những món ăn cần nhiều nước;
- Đậy nắp bát/cốc để tránh văng thức ăn ra ngoài;
- Những thực phẩm như khoai tây và xúc xích cần dùng dĩa đâm để bên trong được nóng và chín;
- Nếu rã đông thực phẩm, cần điều chỉnh lò vi sóng.
Một số câu hỏi thường gặp về lò vi sóng
1. Có nên hâm nóng sữa trong lò vi sóng?
Mặc dù không nên hâm nóng sữa mẹ, nhưng bình sữa có thể được dùng trong lò vi sóng. Sữa mẹ có thể bị phá hủy trong quá trình làm nóng, nhưng sữa bò hay sữa công thức có thể được hâm nóng mà không có vấn đề gì.
2. Đứng gần lò vi sóng khi đang bật có sao không?
Lò vi sóng được chế tạo với công nghệ đủ để ngăn chặn sóng vô tuyến nguy hiểm xâm nhập cơ thể. Sẽ không có gì xảy ra nếu bạn đứng cạnh lò vi sóng. Tuy nhiên, cứ đứng cạnh lò vi sóng trong một thời gian dài có thể không có lợi cho sức khỏe của bạn.
3. Dùng hộp nhựa đựng thực phẩm quay trong lò vi sóng có được không?
Không phải loại nhựa nào cũng dùng được trong lò vi sóng, vì nó có thể tan chảy. Bạn phải sử dụng loại bát, hộp có ghi rõ an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng.
4. Phụ nữ mang thai sử dụng lò vi sóng có an toàn?
Một số thử nghiệm cho thấy, sóng điện từ phát ra từ lò vi sóng không tốt cho phụ nữ mang thai và em bé. Lò vi sóng cũ hoặc bị hỏng có thể gây hại cho phôi, dẫn đến sảy thai.
Bình luận của bạn