- Chuyên đề:
- Mất ngủ
Mất ngủ ảnh hưởng lớn tới tâm trạng và cảm xúc
4 rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người bệnh suy tim và cách khắc phục
Đổ mồ hôi đêm: Nguyên nhân và cách xử trí
Lý do bạn nên sớm cải thiện chất lượng giấc ngủ
4 bài tập giúp cải thiện sức khỏe toàn diện
Có nhiều lý do khiến bạn thức giấc vào nửa đêm như: Tiếng ồn, cử động của người ngủ cùng giường hoặc nhu cầu sinh lý. Tuy nhiên, những người thường xuyên bị mất ngủ khó có thể vào giấc trở lại một khi đã bị đánh thức. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ lung tung, tiêu cực, vì thế mà thao thức, trằn trọc nhiều giờ.
Theo CNN, 7 bí quyết sau đây có thể giúp bạn đẩy các dòng suy nghĩ ra khỏi tâm trí và có giấc ngủ ngon:
Không uống rượu bia trước khi đi ngủ
Tránh xa đồ uống có cồn trước giờ ngủ
Nếu bạn uống nhiều rượu, bia trước khi đi ngủ, khả năng cao giấc ngủ của bạn sẽ bị gián đoạn vào 4 tiếng sau đó.
Đồ uống có cồn được cơ thể chuyển hóa thành acetaldehyde - một chất tạo cảm giác hưng phấn, có thể khiến bạn ngủ chập chờn, hay bị tỉnh giấc. Ngoài ra, đồ uống có cồn khiến bạn ra vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn do tác dụng lợi tiểu của chúng.
Áp dụng kỹ thuật thở sâu
Thở sâu là một phương pháp giảm stress hiệu quả và đơn giản, có thể giúp bạn vào giấc nhanh hơn khi bất chợt tỉnh giấc. Hít vào bằng miệng và thở ra bằng mũi giúp cả cơ thể và tâm trí của bạn được thả lỏng.
Hãy đặt 1 bàn tay lên bụng, nhắm mắt lại và từ từ hít vào bằng mũi. Trong quá trình hít vào, bạn hãy đếm nhẩm từ 1-6 và cảm nhận bụng phình lên. Sau đó, từ từ thở ra bằng miệng, đồng thời đếm từ 1-6.
Ngừng suy nghĩ tiêu cực
Nếu gặp chứng mất ngủ trong thời gian dài, bạn biết rõ một đêm mất ngủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và năng suất làm việc của bạn vào sáng hôm sau. Do đó, bạn bắt đầu suy nghĩ tiêu cực, lo lắng và đổ lỗi cho nguyên nhân khiến bạn tỉnh giấc bất chợt.
Để não bộ nghỉ ngơi vào ban đêm, bạn cần hạn chế những suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng vào ban ngày. Chỉ 5 phút giải lao với các bài tập giãn cơ sau giúp bạn bớt căng thẳng trong giờ làm việc, học tập.
Tránh xem đồng hồ
Liên tục kiểm tra đồng hồ sẽ làm bạn bồn chồn, khó ngủ
Khi mất ngủ vào nửa đêm, bạn sẽ nôn nóng, xem giờ liên tục để tính toán thời gian ngủ còn lại. Tuy nhiên, hành động này lại khiến bạn càng thấy lo lắng, sốt ruột và tỉnh táo hơn. Bạn cũng không nên đặt đồng hồ đối diện với tầm mắt khi đang cố gắng ngủ trở lại.
Viết những lo âu của bạn ra giấy
Một biện pháp khác giúp bạn ngủ ngon giấc là viết những cảm xúc trong ngày của bạn ra giấy trước khi đi ngủ. Thói quen này giúp bạn tổng kết lại các công việc trong ngày, hạn chế dòng suy nghĩ vẩn vơ khi bạn bừng tỉnh vào 3h sáng.
Bạn cũng có thể chuẩn bị giấy note, sổ tay và bút ngay cạnh giường để thực hiện phương pháp này mỗi khi trằn trọc vào ban đêm.
Hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử
Sử dụng điện thoại di động khiến bạn càng khó vào giấc
Khi mất ngủ vào nửa đêm, nhiều người tìm đến điện thoại di động để lên mạng xã hội hoặc kiểm tra hòm thư e-mail. Thực tế, thói quen này khiến não bộ không thể nghỉ ngơi mà càng tỉnh táo hơn. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn không nên dùng máy tính, điện thoại hay máy tính bảng để ghi chép lại những cảm xúc tiêu cực. Các thiết bị này có thể phát ra ánh sáng xanh, ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể và khiến bạn khó vào giấc.
Bước ra khỏi giường và làm những công việc nhẹ nhàng
Đọc sách khiến bạn dễ ngủ hơn sau khi thức giấc lúc nửa đêm
Nếu không thể ngủ lại sau khoảng 15-20 phút nằm trên giường, bạn nên ngồi dậy và làm những việc nhẹ nhàng đến khi buồn ngủ trở lại. Bạn có thể nghe nhạc thiền, nhạc nhẹ hoặc đọc một cuốn sách không quá thú vị (chỉ nên bật đèn đọc sách, không nên bật đèn sáng cả phòng ngủ).
Bạn nên lưu ý rằng việc rửa bát, đi dạo hoặc tắm nước ấm vào nửa đêm sẽ không giúp bạn dễ ngủ hơn.
Bình luận của bạn