Ngày Hiến máu Thế giới: Tại sao bạn nên đi hiến máu?

Việc không thể tiếp cận kịp thời với nguồn máu an toàn có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh

Hiến máu đầu năm: Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

BV Hữu nghị Việt Đức: Phối hợp vận hành Câu lạc bộ Phản ứng nhanh hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện, chung tay vì cộng đồng

Lưu ý trước khi hiến máu: Cần tránh ăn gì?

Nhân Ngày Hiến máu Thế giới sẽ diễn ra vào ngày mai (14/6), hãy cùng Sức khỏe+ tìm hiểu về về tầm quan trọng của việc hiến máu, tại sao bạn nên hiến máu và những ai có thể hiến máu cứu người.

Tại sao hiến máu lại quan trọng?

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể chế tạo được ra máu. Do đó, hiến máu là phương án duy nhất để cung cấp máu cho những người cần tới chúng. Trên thực tế, chỉ một lần hiến máu đã có thể cứu được tới 3 mạng người vì thông qua một lần hiến máu, chúng ta đã có thể thu được các thành phần máu khác nhau như hồng cầu, bạch cầu và huyết tương.

Những ai cần được truyền máu?

Máu và các chế phẩm từ máu đặc biệt cần thiết để chăm sóc cho những đối tượng sau:

- Phụ nữ mang thai, có thể cần được truyền máu trong quá trình sinh nở.

- Trẻ bị thiếu máu nặng do sốt rét, suy dinh dưỡng

Người mắc các bệnh về máu, người bị chấn thương nghiêm trọng... sẽ cần được truyền máu

Người mắc các bệnh về máu, người bị chấn thương nghiêm trọng... sẽ cần được truyền máu

- Người mắc các bệnh về máu (như máu khó đông), suy giảm miễn dịch…

- Người bị chấn thương nghiêm trọng (thường do tai nạn, cấp cứu, thảm họa).

- Người đang làm phẫu thuật.

Nhóm máu

Có 4 nhóm máu chính được xác định bởi sự hiện diện hay vắng mặt của 2 kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu. Ngoài các kháng nguyên A và B, có một protein được gọi là yếu tố Rh, có thể có (+) hoặc không có (-), tạo ra 8 nhóm máu phổ biến nhất (A+, A-, B+, B-, O+, O-, AB+, AB-).

Chỉ có khoảng 7% dân số trên thế giới có nhóm máu O-, nhưng người có nhóm máu này lại có thể truyền máu cho tất cả các nhóm máu khác. Tuy nhiên, những người có nhóm máu O- lại chỉ có thể nhận máu từ người có cùng nhóm máu với mình. Nhu cầu về nhóm máu O+ cũng khá cao vì có khoảng 37% dân số có nhóm máu này.

Nhóm máu Bạn có thể cho máu cho Bạn có thể nhận máu từ
A+ A+, AB+ A+, A-, O+, O-
A- A+, A-, AB+, AB- A-, O-
B+ B+, AB+ B+, B-, O+, O-
B- B+, B-, AB+, AB- B-, O-
AB+ AB+ Tất cả mọi người
AB- AB+, AB- AB-, A-, B-, O-
O+ O+, A+, B+, AB+ O+, O-
O- Tất cả mọi người O-

Ai có thể hiến máu?

Hầu hết mọi người đều có thể hiến máu. Tuy nhiên, có những tiêu chí nhất định mà bạn cần phải đạt được để đủ điều kiện hiến máu:

- Người khỏe mạnh, hoàn toàn tự nguyện hiến máu.

- Tuổi từ 18 - 60.

- Cân nặng ≥ 42kg với nữ và ≥ 45kg với nam giới. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng. Người có cân nặng từ 45 - 50 kg có thể hiến 350ml máu toàn phần, người từ 50kg trở lên có thể hiến 450ml máu toàn phần.

- Huyết sắc tố ≥ 120g/L.

- Không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác (virus viêm gan B, virus viêm gan C, giang mai).

- Đã hiến máu lần gần nhất trước đó 12 tuần hoặc hiến thành phần máu lần gần nhất trước đó 3 tuần.

- Phụ nữ không có thai hoặc không nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi.

5 lý do tại sao bạn nên đi hiến máu

Không chỉ giúp cứu sống người khác, hiến máu cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định cho người hiến:

Thúc đẩy sản sinh các tế bào hồng cầu mới

 

Việc hiến máu có thể được thực hiện thường xuyên (3 tháng/lần). Khi hiến máu, tủy xương sẽ tiếp tục sản sinh các tế bào máu mới để thay thế cho lượng máu đã được hiến, nhằm duy trì lượng máu ổn định trong cơ thể.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Theo các nhà khoa học Mỹ, việc hiến máu ít nhất mỗi năm 1 lần có thể giúp giảm nguy cơ bị đau tim tới 88%. Nguyên nhân là bởi hiến máu có thể giúp giảm bớt lượng sắt dư thừa trong cơ thể, từ đó giúp các mạch máu hoạt động tốt hơn.

Xét nghiệm máu miễn phí

Khi tới hiến máu (thường là lần đầu tiên), bạn sẽ được các chuyên gia y tế thực hiện một vài kiểm tra, xét nghiệm nhỏ như đo nhịp tim, huyết áp, nồng độ hemoglobin (hồng cầu)… Do đó, việc đi hiến máu không chỉ giúp bạn biết được nhóm máu của mình, mà còn có thể xét nghiệm một số bệnh như HIV/AIDS, viêm gan B, viêm gan C và giang mai.

Đốt cháy calorie

Hiến 450ml máu có thể giúp bạn đốt cháy khoảng 650 calorie. Do đó, bạn có thể thoải mái tự thưởng cho mình một vài món ăn vặt như chocolate hay nước trái cây sau khi hiến máu mà không cần phải cảm thấy "tội lỗi".

Bạn sẽ chỉ cần 20 phút để cứu mạng một người nào đó

Quá trình hiến máu thường sẽ chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút. Sau đó, bạn sẽ được khuyên ngồi nghỉ ngơi thêm khoảng 10 phút nữa trước khi ra về. Như vậy, chỉ với việc bỏ ra 20 phút, bạn đã có thể làm được một hành động ý nghĩa: Hiến máu cứu người.

Vi Bùi (Theo Pacificprime)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin