Người bệnh đái tháo đường có thể hiến máu nếu đủ điều kiện sức khỏe
Một vài điều bạn cần biết trước khi đi hiến máu
Nhiều hoạt động hiến máu nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm nhóm máu O
6 bài tập giúp kiểm soát biến chứng đái tháo đường hiệu quả
Hạt thì là - thực phẩm tốt cho người bệnh đái tháo đường
Hiến máu nhân đạo là nghĩa cử cao đẹp, cứu sống các bệnh nhân hiểm nghèo. Mỗi phút, mỗi giây trôi qua, cơ thể đều cần máu. Với gần 500ml máu hiến tặng có thể cứu sống 3 người.
Bệnh nhân đái tháo đường không thể hiến máu là một quan niệm sai lầm. Những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 và type 2 có đủ điều kiện để hiến máu, miễn là họ có thể kiểm soát tốt bệnh lý của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người hiến máu và người được truyền máu, người bị bệnh đái tháo đường cần tuân thủ một số yêu cầu và xét nghiệm của bác sỹ.
Để kiểm soát bệnh đái tháo đường, bạn phải duy trì lượng đường trong máu bằng cách tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày, đảm bảo rằng bạn có sức khỏe tốt trước khi hiến máu. Bạn có thể dùng thuốc để giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ về những loại thuốc này có ảnh hưởng đến cơ thể khi bạn hiến máu.
Các yếu tố cần xem xét trước khi hiến máu
Tiền đái tháo đường: Những người được chẩn đoán mắc bệnh tiền đái tháo đường có thể hiến máu miễn là họ không có bất kỳ vấn đề nào về tim.
Lượng insulin: Những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 và type 2 sử dụng insulin không được phép hiến máu.
Người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra sức khỏe trước khi hiến máu
Thuốc điều trị đái tháo đường: Trong thời gian 4 tuần trước khi hiến máu, nếu bạn không thay đổi thuốc điều trị đái tháo đường thì bạn có thể hiến máu. Nếu đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường mới, nó sẽ có ảnh hưởng đến mức đường huyết và gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Vấn đề về tim: Những người có bệnh lý về tim mạch không đủ điều kiện để hiến máu. Người mắc bệnh đái tháo đường thường có những vấn đề về tim như: Suy tim, ngất do các vấn đề về tim hoặc đã phẫu thuật tim thì không nên hiến máu. Các trung tâm hiến máu có quy trình sàng lọc người hiến máu, họ sẽ hỏi bạn về các tiểu sử bệnh của bạn. Nếu bạn là bệnh nhân đái tháo đường, bạn phải chia sẻ đúng tình trạng bệnh và các thuốc bạn sử dụng.
Đồng thời, người mắc bệnh đái tháo đường nên duy trì sức khỏe tốt và kiểm soát cân nặng hợp lý.
Sau khi hiến máu, bạn cần theo dõi lượng đường trong máu và ăn thực phẩm giàu chất sắt trong 24 tuần. Ngoài ra, bạn nên làm những điều sau đây sau khi hiến máu:
- Nếu cánh tay của bạn cảm thấy đau, hãy uống thuốc giảm đau acetaminophen.
- Để tránh bị bầm tím, hãy giữ băng y tế trên tay của bạn trong ít nhất 4 giờ.
- Tránh bất kỳ các hoạt động thể chất nặng trong 24 giờ sau khi hiến máu.
- Uống nhiều nước sau khi hiến máu.
Nếu bệnh đái tháo đường của bạn được kiểm soát, bạn hoàn toàn có thể hiến máu theo chu kỳ của người bình thường. Nghĩa là, bạn có thể hiến máu sau 56 ngày, hiến tiểu cầu sau 7 ngày kể từ lần hiến máu trước. Điều quan trọng là bạn cần đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục hàng ngày.
Bình luận của bạn