- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Người cao tuổi ngủ hay ngáy dễ mắc bệnh đái tháo đường
Thuốc mới điều trị cả bệnh đái tháo đường và loãng xương
Đu đủ có tốt cho bệnh nhân đái tháo đường?
Đái tháo đường cũng có thể gây rụng tóc?
Trắc nghiệm: Sự thật về căn bệnh đái tháo đường type 1
Để có được kết quả trên, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 5.888 người tham gia có độ tuổi 65 trở lên được tuyển chọn một cách ngẫu nhiên trên khắp Hoa Kỳ từ năm 1989 đến năm 1993. Tất cả đều không có bệnh đái tháo đường type 2 trước khi tham gia nghiên cứu. Cứ 6 tháng một lần, cho đến năm 1999, các nhà nghiên cứu hỏi những người tham gia có ai từng phàn nàn về chứng ngáy to và liệu họ có thường xuyên cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày hay không. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng hỏi về các triệu chứng mất ngủ như khó ngủ, thức dậy thường xuyên vào ban đêm, thức dậy quá sớm và không thể vào giấc ngủ trở lại.
Tác giả nghiên cứu chính, TS. Linn Beate Strand, đến từ Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess ở Boston, Hoa Kỳ cho biết: "Các nghiên cứu trước đó đã cho thấy rằng những bệnh nhân đái tháo đường có tỷ lệ bị rối loạn hơi thở khi ngủ hơn hẳn so với dân số nói chung. Và giờ đây, chúng tôi cũng thấy được rằng, các triệu chứng liên quan đến rối loạn hơi thở khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2 sau này ở người cao tuổi".
Nồng độ và chức năng của insulin, một hormone điều chỉnh lượng đường trong máu được đo khi nghiên cứu bắt đầu. Đồng thời, mức đường huyết khi đói cũng được các tác giả kiểm tra nhiều lần. Sau đó, họ đã ghi lại những trường hợp phát triển bệnh đái tháo đường type 2 trong quá trình nghiên cứu.
Người lớn tuổi có triệu chứng ngáy, ngưng thở khi ngủ hoặc buồn ngủ vào ban ngày có nồng độ đường huyết khi đói cao hơn hẳn so với người không có triệu chứng. Nồng độ insulin và chức năng của hormone này cũng sẽ giảm đi nếu họ có triệu chứng kể trên.
Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ tăng 50% phát triển bệnh đái tháo đường. Nguy cơ sẽ gia tăng 27% nếu người cao tuổi có triệu chứng ngáy khi ngủ. Những người thường xuyên có triệu chứng buồn ngủ vào ban ngày cũng gia tăng 50% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
"Phát hiện này đã khẳng định việc cải thiện chất lượng giấc ngủ ở người cao tuổi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, hoặc có thể làm giảm những biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra", TS. Eve Van Cauter, người không tham gia vào cuộc nghiên cứu, thuộc Đại học Chicago, Hoa Kỳ cho biết.
Trong khi đó, theo TS. Linn Beate Strand, theo dõi mức đường huyết ở người cao tuổi bị rối loạn hơi thở khi ngủ là rất cần thiết để tầm soát đái tháo đường và ngăn ngừa tiền đái tháo đường tiến triển thành bệnh đái tháo đường.
Người cao tuổi nếu có triệu chứng của rối loạn hơi thở khi ngủ cần đi khám để được điều trị. Nếu đường huyết đo được tăng cao, cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng, tập thể dục và nên sử dụng thực phẩm chức năng ổn định đường huyết.
M. Hiếu H+ (Theo Foxnews)
Thực phẩm chức năng TĐCare - Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập website www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
* sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn