Trắc nghiệm: Sự thật về căn bệnh đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 1 có thể được phát hiện ở mọi lứa tuổi

Đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2 khác nhau như thế nào?

Vi khuẩn là thủ phạm gây ra đái tháo đường type 1?

Đái tháo đường type 1 có di truyền không?

Cẩn thận, bạn dễ bị động kinh nếu bị đái tháo đường type 1

1. Chỉ có trẻ em mắc ĐTĐ type 1?

Sai. Bệnh thường được chẩn đoán ở trẻ con và trẻ vị thành niên nên được gọi là bệnh đái tháo đường vị thanh niên. Nhưng căn bệnh này có thể được phát hiện ở mọi lứa tuổi. Và khi bạn được chẩn đoán là mắc đái tháo đường type 1, bạn sẽ phải quản lý cuộc sống của bạn một cách chặt chẽ trong phần đời còn lại. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: Khát nước, nhanh đói, tiểu nhiều, mệt mỏi và giảm cân. Một xét nghiệm máu sẽ xác định rõ bạn có mắc đái tháo đường type 1 không.

2. Ăn nhiều đường sẽ khiến bạn mắc ĐTĐ type 1?

Sai. Chế độ ăn uống hay lối sống không phải là nguyên nhân gây nên căn bệnh này. ĐTĐ type 1 xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn hoạt động lỗi nhịp, tiêu diệt các tế bào beta của tuyến tụy có chức năng sản xuất insulin – hormon kiểm soát đường huyết. Không có insulin, đường trong máu không thể đi vào tế bào có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Chế độ ăn uống hay lối sống không phải là nguyên nhân gây nên căn bệnh ĐTĐ type 1

3. Trong quá trình điều trị bệnh ĐTĐ type 1 cần đi gặp bác sỹ: Bác sỹ nhãn khoa? Bác sỹ tim mạch? Bác sỹ cơ – xương – khớp?

Câu trả lời đúng là tất cả. Theo thời gian, bệnh ĐTĐ type 1 có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể như tim, mắt, thần kinh và thận. Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao kích hoạt quá trình stress oxy hóa tế bào làm tổn thương mạch máu và các tế bào thần kinh. Do đó, ngoài việc đều đặn đến gặp bác sĩ điều trị chính, sẽ cẩn thận hơn nếu bạn duy trì một lịch khám đều đặn với các bác sĩ nhãn khoa, tim mạch hay cơ – xương – khớp để phát hiện sớm biến chứng, từ đó có những biện pháp dự phòng sao cho hợp lý.

4. Thảo dược có giúp cải thiện biến chứng đái tháo đường không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Bệnh đái tháo đường nguy hiểm nhất chính là biến chứng. Mặc dù đường huyết được kiểm trong giới hạn bình thường nhưng các biến chứng đái tháo đường đường vẫn âm thầm diễn ra như một quy luật tất yếu. Vì thế, mục tiêu ưu tiên chính là ổn định đường huyết và tăng cường chất chống oxy hóa để phòng ngừa biến chứng. Một số thảo dược như Hoài sơn, Nhàu, Mạch môn Câu kỷ tử có tác dụng làm ổn định đường huyết và giúp dọn dẹp các sản phẩm thải do rối loạn chuyển hóa đường gây ra. Khi những thảo dược truyền thống này được kết hợp với chất chống oxy mạnh như Alpha lipoic acid khi sẽ làm tăng hiệu quả trong hỗ trợ  điều trị và phòng biến chứng đái tháo đường..

5. Chất nào ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhiều nhất? Chất béo? Protein? Carbohydrate?

Câu trả lời đúng: Carbohydrate. Carbs cung cấp cho bạn năng lượng và ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Protein và chất béo hầu như không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của người bệnh ĐTĐ type 1. Đối với hầu hết mọi người, 40 – 60% năng lượng hoạt động trong ngày đến từ carbs. Một chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp bạn kiểm soát lượng carbs nạp vào cơ thể mỗi ngày. Điều đó cũng có nghĩa là, với mỗi bữa ăn, bạn cần kiểm soát lượng carbs của mỗi bữa ăn và duy trì nó đều đặn trong suốt cuộc đời mình.

6. Người bệnh ĐTĐ type 1 nên uống nước ngọt có ga?

Sai. Những gì bạn uống không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng mà còn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Với những bệnh nhân ĐTĐ type 1, đồ uống có ít hoặc không có calo, hoặc nước tinh khiết là tốt nhất. Nếu bạn muốn có thêm chút hương vị, hãy vắt vào nước một ít chanh tươi. Các loại đồ uống khác như cà phê, trà không đường, ít chất béo hoặc sữa tách kem… cũng có thể đưa vào thực đơn đồ uống của bạn. Và hãy tránh xa các loại nước ngọt có ga, sinh tố hoa quả và những thức uống có đường khác.

Đái tháo đường type 1 cần phải sử dụng insulin ngoại sinh suốt đời

7. Bạn sẽ không sử dụng được đường trong máu nếu không tiêm insulin?

Đúng. Do cơ thể không thể hoặc sản xuất quá ít insulin, nên bạn cần phải sử dụng insulin ngoại sinh suốt đời, bởi đây là hormon duy nhất trong cơ thể có khả năng đưa đường vào tế bào.

8. Trong suốt quá trình mang thai, bà bầu mắc ĐTĐ type 1 cần: Giữ nguyên liều insulin? Thay đổi liều insulin?

Thay đổi liều insulin. Khi bạn mang thai, sự thay đổi của cơ thể để nuôi dưỡng thêm một em bé sẽ khiến cho bạn thay đổi cách phản ứng với insulin. Có thể, bạn sẽ cần ít insulin hơn trong 3 tháng đầu và liều tăng thêm trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình để giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

Bạn cần thay đổi liều insulin trong quá trình mang thai và chế độ dinh dưỡng để ổn định lượng đường trong máu

9. Có nên uống 1 ly bia hoặc 1 chén rượu nhỏ khi mắc ĐTĐ type 1?

Có. Một ly bia hoặc 1 chén rượu nhỏ nguyên chất không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bạn, nhưng không nên uống nhiều và đặc biệt không nên uống các loại rượu pha, cocktail bởi chúng thường chứa nhiều carbs. Bạn cũng nên kiểm tra đường huyết trước và sau khi uống rượu, tốt nhất bạn nên uống chúng sau bữa ăn.

10. Khi nào người mắc ĐTĐ type 1 nên xét nghiệm ketone? Khi mang thai? Hay khi ốm mệt?

Cả 2. Hãy làm xét nghiệm ketone khi bạn bị ốm, nếu bạn mắc ĐTĐ type 2 hoặc chỉ số đường huyết của bạn cao hơn 250mg/dL. Nếu kết quả xét nghiệm của bạn cho thấy chỉ số ketone cao hơn mức bình thường, hãy uống nhiều nước hơn để thải chúng ra khỏi cơ thể. Và quan trọng hơn cả là điều chỉnh lượng insulin bạn tiêm/uống hàng ngày.

11. Tập luyện hàng ngày giúp kiểm soát đường huyết?

Đúng. Tập luyện hàng ngày không chỉ giúp cho trái tim bạn mà còn giúp kiểm soát căn bệnh ĐTĐ type 1 mà bạn đang mắc phải. Trước khi tập, hãy kiểm tra đường huyết, nếu chỉ số đường huyết thấp, hãy ăn một bữa nhẹ với khoảng 15gr carbohydrate và chờ 15 phút trước khi kiểm tra lại. Một ly sữa là lựa chọn tốt nhất cho bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện. Và tốt nhất là tập luyện ngoài trời.

12. Người bệnh ĐTĐ type 1 phải đối mặt với các nguy cơ: Eczema? Mất ngủ? Rối loạn ăn uống?

Câu trả lời đúng là rối loạn ăn uống. Hãy cùng bác sỹ dinh dưỡng xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp và từ đó tập cho mình một thói quen ăn uống, tập luyện đúng với tình trạng sức khỏe của mình. Mối quan tâm về cân nặng, hình dáng cơ thể cũng có thể được bác sỹ dinh dưỡng và chuyên gia vận động giải quyết thông qua chế độ ăn và bài tập phù hợp. Hơn thế nữa, một vài bệnh nhân ĐTĐ type 1 có kèm thêm rối loạn ăn uống thường không cung cấp đủ insulin cho cơ thể khiến họ tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Thùy Chi H+ (Theo Webmd)



Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết