Ngày Nước Thế giới năm 2023: Thay đổi đến từ từng cá nhân

Ngày Nước thế giới năm 2023: Thúc đẩy sự thay đổi để bảo vệ nguồn nước thế giới

Dư lượng kháng sinh trong nước: Mối đe dọa với sức khỏe

Cần nước sạch và vệ sinh môi trường để phát triển bền vững

Ô nhiễm môi trường cũng có hại cho trái tim

PFAS: Hóa chất có hại "ẩn mình" trong mỹ phẩm

Năm 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro (Brazil), Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 22/3 hằng năm là ngày Nước Thế giới.

Ngày Nước Thế giới ra đời với mục tiêu hướng người dân trên toàn thế giới đến việc tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước, khuyến khích người dân nâng cao nhận thức về giá trị của nước trong cuộc sống hàng ngày của con người cũng như bảo vệ môi trường sống quý giá của nhiều loài sinh vật cùng chung sống trên hành tinh Trái Đất.

Đây cũng là tiêu chí số 6 trong Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên Hợp Quốc đến năm 2030: Cung cấp nguồn nước an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, các chính phủ phải "tăng tốc" gấp 4 lần hiện tại mới có thể nỗ lực đạt được mục tiêu này.

Tại Việt Nam, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chính phủ cũng tăng cường công tác triển khai các hoạt động hướng đến đảm bảo an ninh nguồn nước; cải tạo, phục hồi các dòng sông suy thoái cạn kiệt, ô nhiễm; khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước phải phù hợp với chức năng và khả năng đáp ứng của nguồn nước, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.

Ảnh: Cục Quản lý Tài nguyên Nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ảnh: Cục Quản lý Tài nguyên Nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tuy nhiên, nước ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, vì vậy rất cần hành động thực tiễn từ cá nhân, cộng đồng. Năm 2023, “Thúc đẩy sự thay đổi” là chủ đề chính thức của Ngày Nước Thế giới với mục đích kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động để thay đổi cách sử dụng, khai thác, tiêu thụ và quản lý nguồn nước trong cuộc sống của mình. Thông điệp của chương trình là: Những hành động bạn làm, dù nhỏ đến đâu, cũng sẽ góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng nước.

Liên Hợp Quốc cũng đề xuất các biện pháp bạn có thể cam kết thực hiện để chung tay bảo vệ nguồn nước và vấn đề vệ sinh môi trường:

  • Tiết kiệm nước: Giảm thời gian tắm, không để vòi nước chảy khi bạn đánh răng, rửa bát hay sơ chế thực phẩm.
  • Ăn thực phẩm tại địa phương: Mua thực phẩm địa phương, ăn uống theo mùa và tìm kiếm các sản phẩm sử dụng ít nước trong quá trình sản xuất.
  • Phá bỏ những điều cấm kỵ: Lên tiếng về mối liên hệ mật thiết giữa những vấn đề như nhà vệ sinh, nguồn nước và chu kỳ kinh nguyệt.
  • Hãy khám phá: Tìm hiểu nguồn nước bạn sử dụng tới từ đâu và được phân phối thế nào, thăm một cơ sở xử lý chất thải để tìm hiểu rác thải của bạn đi đâu.
  • Bảo vệ thiên nhiên: Trồng cây hoặc tạo vườn mưa – sử dụng các giải pháp tự nhiên để trữ nước sạch và giảm nguy cơ lũ lụt.
  • Ngừng gây ô nhiễm: Không đổ chất thải thực phẩm, dầu thải, thuốc và hóa chất xuống nhà vệ sinh hoặc cống rãnh gia đình.
  • Làm sạch: Tham gia các chiến dịch vệ sinh, dọn rác thải tại sông hồ nơi bạn sống, đầm lầy, bãi biển.
 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội