Thay đổi thời tiết ảnh hưởng thế nào tới cơ thể bạn?

Áp suất không khí, hay áp suất khí quyển có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình thời tiết

Tại sao nhiều người bị đau đầu khi thay đổi thời tiết?

Người bệnh mỡ máu cao đề phòng đột quỵ khi thay đổi thời tiết

Phòng bệnh đường tiêu hóa cho trẻ khi thay đổi thời tiết

Thay đổi thời tiết ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe đường hô hấp?

Thông thường, áp suất khí quyển sẽ giảm xuống khi không khí trở nên lạnh hơn, trước khi một cơn bão ập tới. Mặt khác, áp suất khí quyển tăng lên là dấu hiệu của bầu trời quang đãng và thời tiết tốt. Nói chung, áp suất khí quyển thay đổi càng lâu thì kiểu thời tiết sắp tới sẽ càng kéo dài.

Tuy nhiên, áp suất không khí có thể ảnh hưởng tới cơ thể người theo những cách rất tinh tế, thậm chí khác nhau, tùy thuộc vào từng cá nhân. Theo đó, nhiều người nhận thấy các triệu chứng họ gặp phải trở nên tồi tệ hơn khi áp suất khí quyển giảm xuống, trong khi những người khác lại nhạy cảm hơn khi áp suất khí quyển tăng lên.

Áp suất không khí thường ảnh hưởng đến áp suất trong khớp và cơ bắp. Do đó, những người bị đau mạn tính và viêm khớp có thể nhận thấy các triệu chứng của họ trở nên tồi tệ hơn khi áp suất không khí dao động. Một số người cũng có thể bị đau đầu, chóng mặt hoặc mệt mỏi, trong khi những người khác có thể không thấy có triệu chứng gì bất thường.

thay doi-ap-suat

Dưới đây là một số vấn để sức khỏe thường gặp phải khi thay đổi thời tiết, thay đổi áp suất không khí:

Đau nửa đầu và đau đầu

Những người hay bị đau nửa đầu, đau đầu có thể nhận thấy rằng thay đổi thời tiết dễ kích hoạt cơn đau của họ. Nguyên nhân là bởi sự thay đổi áp suất khí quyển là một trong những tác nhân phổ biến nhất dẫn tới đau đầu. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về áp suất không khí cũng có thể gây đau đầu ở những người bị đau nửa đầu mạn tính.

Để hiểu tại sao lại như vậy, bạn cần hiểu hoạt động của xoang - các túi khí trong đường hô hấp. Bình thường, áp suất trong xoang sẽ cân bằng với áp suất khí quyển. Khi áp suất không khí bên ngoài bắt đầu dao động, áp suất trong xoang cũng bị thay đổi theo. Điều này có thể gây ra các cơn đau đầu.

 

Ngoài ra, áp suất khí quyển thấp cũng có thể kích thích dây thần kinh số 5, gây ra phản ứng viêm, làm hạ thấp ngưỡng chịu đau của các dây thần kinh nhạy cảm và làm giãn mạch máu. Quá trình này cũng giải phóng serotonin, tín hiệu thần kinh trở lại não, từ đó dẫn tới các triệu chứng như nôn mửa, buồn nôn, đau đớn...

Đau khớp

Nghiên cứu năm 2007 trên 200 bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối đã phát hiện ra mối liên hệ giữa thay đổi về áp suất khí quyển, nhiệt độ môi trường với mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu gối.

Theo đó, khi áp suất khí quyển giảm xuống, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến lực cản của dịch lỏng trong khớp, khiến cho các mô mềm xung quanh khớp giãn ra. Điều này có thể kích hoạt phản ứng đau của các dây thần kinh trong khớp, khiến cơn đau khớp trầm trọng hơn.

Ảnh hưởng tới huyết áp

Những thay đổi về áp suất không khí cũng có thể ảnh hưởng đến huyết áp. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng,  khi áp suất khí quyển giảm xuống, huyết áp cũng giảm xuống theo. Điều này có thể dẫn tới cảm giác mệt mỏi và chóng mặt.

Chưa kể, áp suất khí quyển thấp kết hợp với huyết áp thấp càng làm tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc mạch phổi, đặc biệt là ở những người bệnh tăng huyết áp trên 65 tuổi.

Vi Bùi (Theo Journal.weatherwell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sức khỏe môi trường