Người mẹ tiếp xúc với PFAScó thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của đứa con sau này
PFAS: Hóa chất có hại "ẩn mình" trong mỹ phẩm
Thói quen ăn uống này vừa giúp tránh "viêm màng túi", vừa giảm tích tụ chất độc trong cơ thể
Hạt vi nhựa trong thực phẩm, nước uống có hại gì cho sức khỏe?
Chiên rán thực phẩm thế nào để không bị độc hại?
Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Bệnh viện Đại học Copenhagen (Đan Mạch), ở người mẹ tiếp xúc hóa chất PFAS (gồm polyfluoroalkyl và perfluoroalkyl) trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi sẽ gặp phải tình trạng suy giảm chất lượng lẫn số lượng tinh trùng.
Nghiên cứu được đăng tải trên Environmental Health Perspectives dựa trên dữ liệu về hormone sinh dục và đặc điểm tinh dịch ở gần 900 nam thanh niên ở Đan Mạch. Các nhà khoa học cũng đã thu thập mẫu máu những người mẹ trong 3 tháng đầu tiên mang thai họ (từ năm 1996-2002).
Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, trong tử cung của mẹ, bào thai đã bắt đầu phát triển tinh hoàn – yếu tố quyết định khả năng sinh sản trong tương lai. Trong khi đó, FPAS lại cản trở các hormone và quá trình trưởng thành của bào thai. Một trong các thành viên của nghiên cứu chỉ ra rằng, ở giai đoạn rất nhạy cảm này, việc tiếp xúc với những hóa chất có tác động tới hormone có thể ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tinh dịch của trẻ sau này.
PFAS là tên gọi của một nhóm hơn 12.000 hợp chất polyfluoroalkyl và perfluoroalkyl, thường được dùng trong sản xuất các sản phẩm có khả năng chống nước, chống gỉ sét và cách nhiệt. Chúng còn được gọi tên là các "hóa chất vĩnh cửu", bởi không thể phân hủy sinh học, có khả năng tích tụ trong cơ thể người cũng như môi trường (nguồn nước, đất). Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa PFAS và các vấn đề sức khỏe nguy hại như ung thư, bệnh thận, dị tật bẩm sinh…
Một khảo sát tổng hợp từ 40 cuộc điều tra trên toàn cầu đã phát hiện PFAS trong hơn 30.000 mẫu máu dây rốn. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết, hóa chất độc hại thành có thể vượt qua nhau thai, tích tụ ở thai nhi đang phát triển. Đây có thể là một mảnh ghép quan trọng, lý giải nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ vô sinh đang tăng nhanh trên toàn thế giới.
Khi đọc bảng thành phần mỹ phẩm, bạn cần cẩn trọng với các hóa chất có tên "perfluor" hoặc "polyfluor". PFAS cũng có mặt trong các sản phẩm may mặc, đồ dùng có nhãn chứa từ "chống ố", "chống thấm", "chịu được thời tiết" hoặc "không thấm nước". Mới đây, hợp chất nguy hiểm này còn được phát hiện trong đồng phục học sinh khắp nước Mỹ và Canada.
Giới khoa học đã mất nhiều năm cố gắng tìm cách xử lý hóa chất "cứng đầu" này.
Bình luận của bạn