Dư lượng kháng sinh trong nước: Mối đe dọa với sức khỏe

Dư lượng kháng sinh trong môi trường nước tiềm ẩn mối nguy hại với sức khỏe con người và động vật

Ô nhiễm không khí đô thị khiến trẻ em dễ lên cơn hen phế quản

Tại sao không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh khi bị cúm?

"Không ở đâu mua kháng sinh dễ như Việt Nam"

Làm sao để bảo vệ bản thân khỏi vi khuẩn kháng kháng sinh?

Thuốc kháng sinh là một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại, giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm khỏi các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Tuy nhiên, chính nhà vi khuẩn học Alexander Fleming – người phát hiện ra kháng sinh penicillin – đã cảnh báo lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.

Thực tế cho thấy, tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh đã khiến nhiều loại vi khuẩn kháng lại nhiều biện pháp điều trị. Các nhà khoa học tại Học viện Karolinska (Thụy Điển) đã phát hiện dư lượng kháng sinh trong các nhà máy xử lý nước thải tại nhiều nơi ở châu Á. Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí y khoa The Lancet Planetary Health.

Nghiên cứu tổng hợp dữ liệu từ gần 250 báo cáo từ khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á (theo phân chia của Tổ chức Y tế Thế giới), trải dài từ năm 2006 đến 2019. Trong khu vực có Trung Quốc và Ấn Độ - 2 trong số những quốc gia sản xuất và tiêu thụ kháng sinh hàng đầu thế giới.

Kết quả cho thấy, người ta phát hiện 92 loại kháng sinh trong nguồn nước tại khu vực Tây Thái Bình Dương và 45 loại kháng sinh ở Đông Nam Á. Nồng độ kháng sinh vượt ngưỡng an toàn được ghi nhận tại nước thải, nguồn nước ra - vào tại các nhà máy xử lý nước thải, vào đi vào môi trường nước. Theo phân tích của nhóm nghiên cứu, dư lượng kháng sinh đến từ nhiều nguồn: Bệnh viện, khu dân cư, khu chăn nuôi, nhà máy dược phẩm.

Minh họa một số nguồn dư lượng kháng sinh trong môi trường nước - Ảnh: Woods Hole Oceanographic Institution

Minh họa một số nguồn dư lượng kháng sinh trong môi trường nước - Ảnh: Woods Hole Oceanographic Institution

Bà Nada Hanna – Khoa Y tế Công cộng Toàn cầu, Học viện Karolinska cho biết: "Dư lượng kháng sinh trong nước thải và các nhà máy xử lý chất thải có thể trở thành "hang ổ" cho vi khuẩn kháng kháng sinh phát triển ở những khu vực trên. Đây là mối đe dọa tiềm tàng với sức khỏe con người, khi chúng ta tiếp xúc với nhiều nguồn nước, kể cả nước uống".

Khi đi vào nguồn nước, dư lượng kháng sinh là mối đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe. Vi khuẩn ở môi trường này có thể phát triển khả năng kháng thuốc nguy hiểm, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng không thể điều trị ở cả vật nuôi lẫn con người. 

Trong nguồn nước uống ở Trung Quốc và khu vực Tây Thái Bình Dương, nhóm nghiên cứu phát hiện nồng độ cao kháng sinh ciprofloxacin, vượt ngưỡng an toàn. Dư lượng kháng sinh trong nước thải cũng như nguồn nước uống có thể góp phần làm lan rộng tình trạng kháng kháng sinh nguy hiểm này.

Nhóm nghiên cứu tin rằng, kết quả này có thể giúp các nhà hoạch định chính sách tìm giải pháp giảm dư lượng kháng sinh hiệu quả hơn, đặc biệt tại những quốc gia nghèo tài nguyên nhưng lại sản xuất lượng lớn kháng sinh.

Mới đây, báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, tình trạng kháng thuốc gia tăng ở vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng máu đã được ghi nhận trong năm đầu tiên bùng phát đại dịch COVID-19. Ngoài ra, hơn 60% các chủng Neisseria gây bệnh lậu đã trở nên kháng ciprofloxacin, một trong những loại thuốc kháng sinh đường uống được sử dụng nhiều nhất.

 
Quỳnh Trang (Theo Medical Xpress)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sức khỏe môi trường