Ô nhiễm môi trường cũng có hại cho trái tim

Lối sống công nghiệp, ô nhiễm môi trường... khiến bệnh tim mạch gia tăng

Trà quế giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

Sức khỏe tim mạch kém có nên dùng dầu hắc mai biển?

Ăn khoai tây tím giúp hạ huyết áp?

Uống trà hoa nhài thường xuyên để phòng bệnh tim mạch

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 17,9 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200 nghìn người tử vong vì bệnh tim mạch (chiếm 33% ca tử vong).

Theo thống kê của Viện Tim mạch, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành chiếm 25%, cứ 4 người trưởng thành thì có một người tăng huyết áp. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ lên gấp 4 lần và tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch lên gấp 3 lần so với người không mắc bệnh. Thời gian gần đây, đối tượng nguy cơ mắc bệnh có xu hướng trẻ hóa với số lượng lớn đang trong độ tuổi lao động.

Ngoài các yếu tố về di truyền, môi trường sống cũng tác động lớn tới sức khỏe của trái tim. Các tác nhân gây ô nhiễm mà cơ thể tiếp xúc hàng ngày có thể kiểm soát được gồm: Khói thuốc lá, rượu bia, thói quen ăn uống không lành mạnh. Nhìn rộng ra, việc sử dụng chất đốt như củi, than, rơm… để nấu ăn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhà ở thông khí kém, sử dụng các sản phẩm tẩy rửa mạnh và dễ bay hơn (bình xịt côn trùng)… cũng tiềm ẩn mối nguy hại với trái tim.

Bên cạnh đó, các tác nhân khó kiểm soát hơn cả là ô nhiễm không khí, ngộ độc kim loại nặng, các tác nhân gây ô nhiễm hóa chất, rác thải nhựa

Ô nhiễm không khí và bệnh tim mạch

Tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Kể từ những năm 1990, ô nhiễm khí quyển được coi là một trong những nguyên nhân gây tử vong thứ 4 trên thế giới. Nếu chất lượng không khí không sớm được cải thiện, ước tính, số ca tử vong có liên quan đến ô nhiễm không khí có thể tăng gấp đôi vào năm 2050.

Các tác nhân gây ô nhiễm không khí phổ biến là khí SO2, CO2 và NO – được xả vào bầu khí quyển qua các hoạt động nhân tạo. Nghiên cứu chỉ ra rằng, phơi nhiễm với ô nhiễm không khí, bụi mịn và khí NO trong thời gian dài làm mạch máu lão hóa sớm, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa ở mạch vành.

Để bảo vệ trái tim khỏi ô nhiễm không khí, mỗi cá nhân cần chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông xanh, nấu nướng bằng năng lượng sạch. Bỏ thuốc lá và sử dụng khẩu trang đạt chuẩn (như N95) khi di chuyển ở tuyến đường tắc nghẽn.

Ô nhiễm kim loại nặng

Kim loại nặng ảnh hưởng xấu tới các bệnh lý như xơ vữa động mạch

Kim loại nặng ảnh hưởng xấu tới các bệnh lý như xơ vữa động mạch

Các kim loại nặng như chì, thủy ngân, arsen, cadmium… được chứng minh có ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe như nguy cơ ung thư, bệnh về thận và rối loạn hành vi. Nghiên cứu gần đây chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa chúng với hàng loạt bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch…

Người tiêu dùng thông thái cần lựa chọn thực phẩm sạch, giữ gìn nguồn nước ngọt sử dụng trong nấu ăn và tránh xa thuốc lá.

Rác thải nhựa

Ngoài ra, nguy cơ gây bệnh tim mạch còn nằm trong các sản phẩm nhựa chúng ta sử dụng hàng ngày. Một số bao bì nhựa và mỹ phẩm có chứa bisphenol A (BPA) và phthalate – các hoạt chất làm tăng nguy cơ đái tháo đường và béo phì. Phthalate cũng ảnh hưởng đến hệ nội tiết, gây thêm gánh nặng cho trái tim. Vì vậy, hạn chế sử dụng đồ nhựa, đặc biệt là sản phẩm nhựa dùng một lần không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả.

 

Từ năm 2000, Liên đoàn Tim mạch Thế giới phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới và UNESCO chọn ngày 29/9 hàng năm là Ngày Tim mạch Thế giới. Chủ đề năm nay là: "Trái tim chữa lành những trái tim".

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch