Empty
Empty

Trong lá thư của Bác Hồ cách nay 70 năm – khi đó nước nhà vừa trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược, còn muôn vàn khó khăn, Bác căn dặn ngành Y tế chỉ 3 điều, đều là những việc căn cốt.

Empty

70 năm thực hiện theo lời dạy của Bác, ngành Y soi chiếu vào những những việc đã làm. Thành tích thật to lớn. Nhưng cũng còn có những việc chưa làm được như Bác mong muốn.

Trong bài phát biểu sáng 24/2/2025, tại cuộc làm việc với Bộ Y tế nhân kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành Y tế, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói: “Dịp chúng ta kỷ niệm 70 năm thực hiện lời Bác dạy, chúng ta đã báo cáo với Bác kết quả thực hiện lời dạy này. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn trăn trở với những gì chưa làm được, đặc biệt với mong muốn của Bác là "xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta" và "phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng".

Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu ra 5 vấn đề lớn, xem như là những mặt còn hạn chế đối với ngành Y tế. Tổng Bí thư cho rằng: Một trong những thách thức lớn nhất của ngành y tế là thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, sức khỏe cộng đồng, tạo được nguồn nhân lực chất lượng tốt cho xã hội, tạo được cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc cho mọi người dân.

Empty

Điều thứ hai, Tổng Bí thư nhắc nhở là vấn đề y đức. Theo Tổng Bí thư, điều nguy hiểm nhất là quên thực hiện lời Bác dạy đối với cán bộ ngành Y.

Điều thứ ba được nhắc đến là hệ thống y tế cơ sở của chúng ta cũng còn nhiều hạn chế, bất cập.

Thứ tư là về nguồn lực, Tổng Bí thư chỉ ra rằng "Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt." Tuy nhiên, nhìn lại đến nay, chúng ta mới chỉ có tuyển chọn, đào tạo đặc biệt, chứ chưa có được việc sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Điều thứ năm mà Tổng Bí thư nhắc tới đang là vấn đề thời sự của ngành Y. Đó là tình trạng nhiều bệnh viện công gặp khó khăn trong việc đấu thầu mua sắm thuốc, trang thiết bị và vật tư y tế.

Trước những thách thức mà ngành Y tế đang phải đương đầu, Tổng Bí thư Tô Lâm muốn nhấn mạnh 12 nội dung, có thể xem như là những việc “cần làm” đối với ngành Y tế. Tổng Bí thư đòi hỏi trước hết phải đổi mới tư duy về lĩnh vực y tế. Y tế không chỉ là khám, chữa trị cho người bệnh, mà cần hơn, đó là chăm sóc sức khỏe cho nhân dân để hạn chế bệnh tật...

Empty

Thứ hai là nâng cao y đức. Tổng Bí thư nêu ra những yêu cầu rất cụ thể, bên cạnh việc làm thật tốt chuyên môn thì cần nâng cao y thức tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe bệnh nhân; đối xử công bằng, không phân biệt "nhân thân" người bệnh; tôn trọng quyền và nhân phẩm của bệnh nhân; trung thực, khách quan trong thực hành công việc; luôn học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn; thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, để thực sự là "Mẹ hiền" trong con mắt bệnh nhân và gia đình người bệnh.

Thứ ba, Tổng Bí thư đề cập đến việc củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống y tế cơ sở. Ông nhắc nhở rằng, bên cạnh nhiệm vụ khám, điều trị bệnh cho nhân dân thì cần nâng cao các biện pháp phòng bệnh, các biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu để hạn chế bệnh tật. Ông cũng lưu ý, cần mở rộng các hình thức hợp tác công-tư và mở rộng không gian cho tư nhân tham gia đầu tư xây dựng cơ sở y tế, bệnh viện, trung tâm điều dưỡng... khuyến khích phát triển các bệnh viện, dịch vụ y tế ngoài khu vực nhà nước.

Những nội dung tiếp theo được Tổng Bí thư đề cập là cải thiện chính sách đãi ngộ và đào tạo nhân lực y tế chất lượng cao; cải cách tài chính y tế và bảo đảm sự bền vững của quỹ bảo hiểm y tế; hoàn thiện pháp luật y tế; khắc phục bất cập trong đầu thầu mua sắm thuốc và thiết bị y tế; phát triển y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại; tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quản lý và khám chữa bệnh; nâng cao công tác y tế cộng đồng; hợp tác quốc tế trong phòng chống bệnh tật’’; vệ sinh môi trường sống.

70 năm trước Bác Hồ đã căn dặn ngành Y tế xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng. Phát huy kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc của ông cha, chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc “đông” và thuốc “tây”. Những chỉ đạo đối với ngành Y tế của Tổng Bí thư hôm nay chính là sự tiếp thu và phát triển những tư tưởng lớn mà Bác đã nêu ra 7 thập kỷ trước.

Từ lời Bác dạy “phối hợp thuốc “đông” và thuốc “tây”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu đối với ngành Y, trong điều kiện ngày càng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao và y học hiện đại ngày nay, chú trọng việc phát triển y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại. Ông chỉ ra rằng: Y học cổ truyền có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt trong điều trị bệnh mạn tính và phục hồi chức năng. Vì vậy, cần nâng cao vai trò của y học cổ truyền trong hệ thống y tế; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong chẩn đoán và điều trị; đẩy mạnh nghiên cứu về các bài thuốc dân gian, nâng cao tính khoa học của y học cổ truyền; đầu tư vào các trung tâm nghiên cứu đông y, phát triển các phương pháp chữa bệnh hiệu quả bằng thảo dược; hỗ trợ đào tạo bác sĩ y học cổ truyền, mở rộng mô hình kết hợp đông - tây y.

Thấm nhuần lời dạy này của Bác, từ nhiều năm nay nhiều doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đã ứng dụng những thành tựu nghiên cứu khoa học và công nghệ cao để phát triển các bài thuốc dân gian và từ nguồn dược liệu cổ truyền trong nước sản xuất những sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho công cuộc bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân.

Empty

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của ngành Y tế nước nhà, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định trách nhiệm và cũng là vinh dự của ngành Y tế - lực lượng chủ công trong nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. 

Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý