Ngày Trái đất là sự kiện do Liên Hợp Quốc phát động, diễn ra vào ngày 22/4 hàng năm
Hàng loạt vấn đề sức khỏe liên quan đến nhựa
Phát hiện hạt vi nhựa trong mô tĩnh mạch người
Rác thải nhựa: Chuyện thực ở làng chài Nhơn Lý
Hướng dẫn tái chế, tái sử dụng đồ dùng bằng nhựa
Ngày Trái đất 2024 là sự kiện giúp kết nối tất cả mọi người, từ trẻ nhỏ tới người già, từ cá nhân tới các đoàn thể, doanh nghiệp, chính phủ… để cùng nhau cam kết, kêu gọi việc kiên định chấm dứt sử dụng nhựa vì sức khỏe của chính chúng ta và hành tinh này.
Để hưởng ứng chủ đề “Trái đất và Nhựa” năm nay, đơn vị tổ chức đã đưa ra cam kết giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, cũng như hướng tới mục tiêu cuối cùng là xây dựng một thế giới tương lai không có nhựa cho các thế hệ mai sau.
Để hướng tới mục tiêu giảm 60% lượng nhựa vào năm 2040, đơn vị tổ chức đã phát động một số hoạt động sau:
- Nâng cao nhận thức rộng rãi của công chúng về tác hại do nhựa gây ra đối với sức khỏe của con người và động vật, cũng như ảnh hưởng tới vấn đề đa dạng sinh học. Yêu cầu tiến hành nhiều nghiên cứu hơn về ảnh hưởng của nhựa tới sức khỏe, tiết lộ tất cả các thông tin liên quan về tác động của chúng tới cộng đồng.
- Nhanh chóng loại bỏ tất cả các loại nhựa dùng một lần vào năm 2030, đưa ra cam kết này trong Hiệp ước Liên Hợp Quốc về Ô nhiễm Nhựa vào năm 2024.
- Yêu cầu có các chính sách về việc chấm dứt mối nguy của xu hướng thời trang nhanh (fash fashion). Đây là xu hướng thời trang thường sử dụng chất vải tổng hợp như polyester, nylon và acrylic - những chất liệu phải mất tới hàng trăm năm để phân hủy sinh học.
- Đầu tư vào công nghệ và vật liệu tiên tiến để xây dựng một thế giới không có nhựa.
Kathleen Rogers, Chủ tịch của Tổ chức Toàn cầu Ngày Trái đất (EarthDay.org) cho biết: “Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, giờ đây có thể nói đa số những gì bao quanh chúng ta là nhựa. Nói không ngoa, chính chúng ta cũng đang dần bị “nhựa hóa” khi chúng chảy qua dòng máu, bám vào các cơ quan nội tạng, mang theo các kim loại nặng có thể dẫn tới nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là các bệnh ung thư. Giờ đây, các sản phẩm nhựa mà chúng ta từng cho là hữu ích, tuyệt vời lại đang trở thành mối đe dọa tới sức khỏe, không chỉ với con người mà còn đe dọa tất cả các sinh vật sống khác”.
Sản lượng nhựa hiện nay đã tăng lên hơn 380 triệu tấn mỗi năm. Lượng nhựa được sản xuất trong 10 năm qua thậm chí còn nhiều hơn cả lượng nhựa được sản xuất trong cả thế kỷ 20. Ngành công nghiệp này dự kiến sẽ tiếp tục phát triển bùng nổ trong tương lai không xác định.
Chỉ tính riêng tại Mỹ, 100 tỉ chai nhựa đựng đồ uống đã được bán ra trong năm 2023, tương ứng với khoảng hơn 300 chai/người. Một lượng nhỏ chai nhựa sẽ được tái chế thành các băng ghế trong công viên. Tuy nhiên, không có chai nhựa nào được tái chế thành các chai nhựa mới. 95% tổng số nhựa ở Mỹ sẽ không được tái chế.
Hàng năm, ngành thời trang nhanh sản xuất ra hơn 100 tỉ sản phẩm may mặc. Việc sản xuất và tiêu thụ quá mức đã làm thay đổi ngành công nghiệp, dẫn tới các món đồ được sản xuất để dùng một lần. Mọi người có xu hướng mua quần áo nhiều hơn tới 60% so với 15 năm trước, nhưng những món đồ đó có thời gian sử dụng chỉ bằng một nửa so với trước đây.
Khoảng 85% các mặt hàng may mặc cuối cùng sẽ được đưa tới các bãi chôn lấp hoặc lò đốt. Chỉ 1% các mặt hàng này được tái chế. Gần 70% lượng quần áo được làm từ dầu thô, dẫn đến việc giải phóng các sợi vải tổng hợp siêu mịn (microfiber) khi giặt, cũng như tiếp tục góp phần gây ô nhiễm lâu dài ở các bãi chôn lấp.
Bình luận của bạn