Hướng dẫn tái chế, tái sử dụng đồ dùng bằng nhựa

Nhiều hộ gia đình phân vân chưa biết phân loại rác thải nhựa như thế nào cho đúng

6 mẹo giúp người nội trợ giảm thiểu rác thải nhà bếp

Thực hành Zero Waste với văn phòng không nhựa, không rác thải

Xả rác: “Biết rồi, khổ lắm”, nhưng “vẫn phải nói mãi!”

“Tiếng chổi tre” & câu chuyện hôm nay

Phân loại rác tại nguồn là giải pháp quan trọng trong xử lý rác thải sinh hoạt và bảo vệ môi trường. Từ ngày 25/8, hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt chất thải rắn sinh hoạt theo quy định, không sử dụng bao bì chứa chất thải sinh hoạt có thể bị xử phạt từ 500.000 - 1 triệu đồng. Đây là nội dung của Nghị định 45 của Chính phủ "quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường".

Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân theo ba loại sau: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; Chất thải rắn sinh hoạt khác.

Trước khi có hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan chức năng các địa phương, người dân có thể chủ động tìm hiểu cách xử lý đồ nhựa – nhóm rác thải thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày.

Trên bao bì, dưới đáy chai lọ bằng nhựa thường có ký hiệu đánh từ 1 đến 7 là bao quanh bởi một hình tam giác. Dưới đáy hình tam giác sẽ có thêm các ký hiệu như PE, PP, PS, PETE… với ý nghĩa cụ thể như sau:

Mã số 1: Nhựa polyethylene terephthalate (viết tắt PETE hoặc PET)

Chai nước dùng một lần làm từ chất liệu PET được phân loại là rác tái chế

Chai nước dùng một lần làm từ chất liệu PET được phân loại là rác tái chế

PET được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm tiêu dùng như đồ uống đóng chai. Tuy an toàn với thực phẩm, vật liệu PET chỉ nên sử dụng một lần. Trong một số điều kiện (nhiệt độ cao), việc tái sử dụng chai PET chưa qua xử lý có thể giải phóng một số hóa chất có hại.

Tuy nhiên, PET là vật liệu có thể tái chế hoàn toàn thành chai, lọ, vật dụng mới và an toàn cho người sử dụng.

Mã số 2: Nhựa polyethylene mật độ cao (viết tắt là HDPE)

HDPE được dùng sản xuất chai nhựa, bao bì mỹ phẩm, hóa chất, bình nước cỡ lớn. Với khả năng chịu nhiệt, chống mài mòn tốt, HDPE được dùng để đựng hóa chất và an toàn với người dùng. HDPE có thể tái chế, tái sử dụng – miễn là bạn rửa chúng thật sạch, đảm bảo bao bì không bị nứt, vỡ.

 

Mã số 3: Nhựa polyvinyl chloride (PVC)

PVC là polyme tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong xây dựng đường ống, cửa, chai lọ, bao bì phi thực phẩm và các loại thẻ cứng. Do PVC có chứa các phụ gia hóa học nguy hiểm như chì, phthalates, đây là nhựa không thể tái chế được.

Các gia đình cần tránh sử dụng sản phẩm làm từ nhựa PVC, đặc biệt khi gia đình có trẻ em.

Mã số 4: Nhựa polyethylene mật độ thấp (LDPE)

LDPE được ứng dụng vào sản xuất thùng chứa, chai đựng hóa mỹ phẩm, túi nhựa. Chúng có thể bảo quản thực phẩm ở nhiều nhiệt độ khác nhau, không rò rỉ độc tố có hại.

LDPE có thể tái chế nhưng không phải hoàn toàn: Chai nhựa cứng có thể tái chế, nhưng túi nylon, màng bọc thực phẩm thì không. Lưu ý điều này trước khi phân loại rác thải làm từ nhựa LDPE.

Mã số 5: Nhựa polypropylene (PP)

Với tính dẻo và khả năng chịu nhiệt tốt, nhựa PP được dùng làm bao bì đựng thực phẩm, thậm chí là đồ ăn nóng. Nhựa PP có thể tái sử dụng nhiều lần, cũng có thể tái chế an toàn.

Mã số 6: Nhựa polystyrene (PS)

Vật liệu xốp không tái chế được

Vật liệu xốp không tái chế được

Đây là chất liệu thường được dùng để chế tạo bao bì xốp bảo vệ sản phẩm, nắp đậy, khay, hộp cơm dùng một lần. Nhựa PS không thể tái chế hay tái sử dụng, các gia đình được khuyến khích không nên sử dụng loại bao bì này.

Mã số 7: Nhựa polycarbonate PC hoặc các loại nhựa nào khác có tính chất gần giống

Đây là nhóm nhựa không an toàn với thực phẩm. Chai nhựa làm từ nhựa số 7 có thể chứa bisphenol A (BPA) – một hóa chất có ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết. Nhựa số 7 thường được tổng hợp từ nhiều loại nhựa khác, vì thế rất khó tái chế.

Từ hướng dẫn trên, có thể nhận thấy:

Nhựa mang ký hiệu 1, 2 là sản phẩm chắc chắn có thể tái chế - Ảnh: Freepik

Nhựa mang ký hiệu 1, 2 là sản phẩm chắc chắn có thể tái chế - Ảnh: Freepik

- Hầu hết các vật dụng bằng nhựa có ký hiệu PET, HDPE, LDPE, PP là rác thải có thể tái chế. Bạn cần sử dụng hết sản phẩm, sau đó làm sạch, để ráo và thu gom đúng thùng rác tái chế. Hoặc bạn có thể giao cho công nhân thu gom rác tái chế của địa bàn theo đúng giờ để vận chuyển đến các cơ sở tái chế, tái sử dụng.

- Chai nhựa làm từ chất liệu PET không nên tái sử dụng. Khi chọn mua bình nước cá nhân, hộp đựng thực phẩm, nên chọn chất liệu an toàn như HDPE hoặc PP.

- Đồ chơi, túi nylon, hộp xốp không thể tái chế, sẽ cho vào nhóm Chất thải rắn sinh hoạt khác.

- Vỏ chai lọ đựng hóa chất nguy hại (xịt côn trùng, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu) cần được thu gom tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại.

Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng