Hàng loạt vấn đề sức khỏe liên quan đến nhựa

Rác thải nhựa gây ra những rủi ro trực tiếp cho sức khỏe con người

Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương: Liệu chúng ta có làm được?

Hạt vi nhựa trong thực phẩm, nước uống có hại gì cho sức khỏe?

Kinh nghiệm chọn bình sữa phù hợp cho trẻ sơ sinh

Hạn chế sử dụng đồ nhựa trong nhà theo cách đơn giản nhất

Thói quen sử dụng nhựa hiện nay không chỉ ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn gây nguy hại cho sức khỏe con người. Đây là kết luận nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Quan sát Sức khỏe Toàn cầu của Đại học Boston (Mỹ) cùng Quỹ Minderoo Australia và Trung tâm Khoa học Monaco.

Nhựa gây ra những rủi ro khác nhau đối với sức khỏe con người ở mọi giai đoạn trong vòng đời của nhựa, từ khai thác dầu mỏ, sản xuất, sử dụng, tái chế đến tiêu hủy. Tác hại của việc sử dụng nhựa ngày càng trở nên nghiêm trọng, do chỉ có một tỷ lệ nhỏ rác thải nhựa được tái chế đúng cách.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng, người làm việc phải tiếp xúc với nhiên liệu hóa thạch để sản xuất nhựa (thợ mỏ, công nhân dầu mỏ - khí đốt) rất dễ mắc phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng: Bệnh bụi phổi do than và silic, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim mạch.

Người làm việc trong khu vực sản xuất nhựa có nguy cơ cao đối mặt với ung thư bạch huyết, u gan ác tính, ung thư não, ung thư vú, suy giảm khả năng sinh sản.

Tỷ lệ mắc bệnh ở người làm việc trong khu vực tái chế rác thả nhựa cũng tăng cao, đặc biệt là bệnh tim mạch, nhiễm độc kim loại, ung thư phổi.

Ngoài các ngành nghề trên, cư dân sinh sống gần nhà máy sản xuất và xử lý rác thải nhựa cũng có nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân, hen suyễn, bạch cầu, bệnh tim mạch và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Từ giai đoạn khai thác dầu mỏ, sản xuất, sử dụng, tái chế đến tiêu hủy nhựa đều để lại tác động tiêu cực với sức khỏe con người

Từ giai đoạn khai thác dầu mỏ, sản xuất, sử dụng, tái chế đến tiêu hủy nhựa đều để lại tác động tiêu cực với sức khỏe con người

Dựa trên những phát hiện này, nhóm nghiên cứu chỉ ra nhu cầu cấp thiết hiện nay là kiểm soát sản xuất và sử dụng nhựa trên toàn thế giới. Mặc cho những cam kết giảm thiểu rác thải nhựa, sản lượng nhựa trên toàn cầu vẫn tăng theo cấp số mũ.

Theo thống kê của Minderoo, lượng sản phẩm nhựa dùng một lần được sản xuất trong năm 2021 tăng sáu triệu tấn so lượng sản xuất năm 2019. Trong khi đó, sản phẩm nhựa sử dụng một lần được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch trong năm 2021 đạt khoảng 137 triệu tấn và dự kiến sẽ tăng thêm 17 triệu tấn vào năm 2027. Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), cứ mỗi phút lại có một lượng nhựa tương đương một xe tải chở rác bị đổ xuống đại dương.

Trong nhựa có chứa hàng nghìn hóa chất, một số được coi là sinh chất ung thư carcinogen, có thể ảnh hưởng tới hệ nội tiết. Theo thời gian, nhựa phân mảnh thành vi nhựa và nhựa nano, gây ô nhiễm thực phẩm, nước và đất trồng.

Mới đây, Đại hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEA-5) được tổ chức ở Nairobi (Kenya) đã thông qua một nghị quyết lịch sử mang tên "Chấm dứt ô nhiễm nhựa: Hướng tới một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế". Nghị quyết nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa và xây dựng một thỏa thuận quốc tế có tính ràng buộc pháp lý vào năm 2024.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sức khỏe môi trường