Rác thải nhựa: Chuyện thực ở làng chài Nhơn Lý

Rác thải nhựa tràn ngập lưới của ngư dân làng chài Nhơn Lý - Ảnh: Mạnh Tuấn

Đảo hòn Sẹo – địa điểm du lịch nên đến tại Quy Nhơn

Ô nhiễm môi trường cũng có hại cho trái tim

6 mẹo giúp người nội trợ giảm thiểu rác thải nhà bếp

Môi trường có ảnh hưởng thế nào đến bệnh vảy nến?

Lưới nặng trĩu rác

Từng được ví như “Hometown Cha-Cha-Cha” (bộ phim truyền hình Hàn Quốc được yêu thích nhất năm 2021) phiên bản Việt Nam, Nhơn Lý - làng chài cổ với vẻ đẹp bình dị, nằm tại xã Nhơn Lý, cách trung tâm TP. Quy Nhơn tầm 20km. Xã Nhơn Lý được nhiều người biết đến với các địa điểm du lịch nổi tiếng như Kỳ Co hay Eo Gió.

Tại đây, người dân chủ yếu làm nghề đi biển, đánh bắt thủy hải sản. Sau năm 2014, du khách đến Kỳ Co, Eo Gió ngày càng đông nên người dân mới bắt đầu làm du lịch, tạo điều kiện cho du khách cơ hội được tham quan và trải nghiệm cuộc sống tại ngôi làng yên bình này.

Tuy nhiên, câu chuyện về việc đảm bảo sinh kế nhưng vẫn thân thiện với môi trường, cân bằng hệ sinh thái cũng như đồng hành phát triển được các hoạt động du lịch theo hướng xanh bền vững là một bài toán khó với làng chài Nhơn Lý. Biển đang ngày càng bị ô nhiễm, xâm chiếm bởi rác thải. Cảm nhận rõ nhất về sự bất tiện của rác đối với cuộc sống không ai khác chính là ngư dân - những người trực tiếp sống nhờ vào biển.

Mẻ lưới nặng trĩu rác thải nhựa của ngư dân tại làng chài Nhơn Lý - Ảnh: Mạnh Tuấn

Mẻ lưới nặng trĩu rác thải nhựa của ngư dân tại làng chài Nhơn Lý - Ảnh: Mạnh Tuấn

Với những ngư dân chuyên săn tôm hùm giống tại đây, họ luôn mong chờ những đợt gió lớn kèm theo đó là sóng mạnh đổ về. Chỉ có những đợt thuỷ triều dữ dội mới đem về những mẻ tôm hùm giống bội thu. Thế nhưng, gió càng mạnh, thủy triều càng cao, đồng nghĩa với rác càng nhiều. Mặc dù hiện tại mới chỉ là đầu mùa tôm giống, nhưng những mẻ lưới được kéo lên luôn trong tình trạng tôm thì ít mà rác thì nhiều.

Người đàn ông này đã dành tận 2 buổi để gỡ các chai nhựa ra khỏi vác lưới của mình, nhưng mới chỉ xong được 50% phần việc. Còn những người phụ nữ kia cũng vất vả chẳng kém trong việc loại rác khỏi lưới nhà mình - Ảnh: Mạnh Tuấn.

Người đàn ông này đã dành tận 2 buổi để gỡ các chai nhựa ra khỏi vác lưới của mình, nhưng mới chỉ xong được 50% phần việc. Còn những người phụ nữ kia cũng vất vả chẳng kém trong việc loại rác khỏi lưới nhà mình - Ảnh: Mạnh Tuấn.

Theo người dân nơi đây, hiện đang là mùa đánh bắt tôm hùm giống của Nhơn Lý. Việc đánh bắt phải dựa vào thuỷ triều lên xuống, đẩy mọi thứ vào trong lưới. Do tôm hùm giống rất nhỏ nên mắt lưới cũng phải nhỏ. Vì vậy toàn bộ rác đều mắc lại. Tất nhiên trôi dạt theo nước sẽ là các loại túi nylon xuất phát từ rác thải sinh hoạt của người dân.

Thành quả sau một lần kéo lưới là hàng giờ ngồi gỡ rác trong khi tôm giống chẳng thấy đâu: Ảnh: Mạnh Tuấn

"Thành quả" sau một lần kéo lưới là hàng giờ ngồi gỡ rác trong khi tôm giống chẳng thấy đâu: Ảnh: Mạnh Tuấn

Để tìm được tôm hùm, vốn đã rất nhỏ, lại màu trắng, khó tìm, ngư dân phải nhặt, lần trong từng mẩu rác, căng mắt tìm kiếm bất cứ thứ gì trăng trắng mà ngọ nguậy. Vào dịp đầu mùa này, tôm vốn đã hiếm, lại còn quá nhiều rác khiến những mẻ lưới thế này chỉ thu về vài chục đến hơn 100.000 đồng.

Phải căng mắt lên mới có thể tìm được những con tôm giống trong suốt, bé nhỏ giữa vô vàn rác thải - Ảnh: Mạnh Tuấn

Phải căng mắt lên mới có thể tìm được những con tôm giống trong suốt, bé nhỏ giữa vô vàn rác thải - Ảnh: Mạnh Tuấn

Giải pháp bảo vệ môi trường biển

Bảo vệ biển cũng chính là bảo vệ cuộc sống của mình, bởi tác hại mà rác thải nhựa mang đến cho biển và cho chính sức khỏe của chúng ta là khôn lường. Để có thể giúp bảo vệ cảnh quan môi trường biển và vẻ đẹp vốn có của làng chài Nhơn Lý, người dân và khách du lịch cần phải:

- Không xả rác thải ra sông, suối… vì đây là nguồn rác chính đổ thẳng ra biển. Thay vào đó hãy phân loại rác và vứt rác đúng nơi quy định.

- Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa, nhất là đồ nhựa dùng một lần. Xây dựng quy trình tái chế rác thải nhựa an toàn, thân thiện với môi trường.

Rác thải nhựa bám vào lưới đánh bắt hải sản, nỗi ám ảnh của người dân ven biển - Ảnh: Mạnh Tuấn.

Rác thải nhựa bám vào lưới đánh bắt hải sản, nỗi ám ảnh của người dân ven biển - Ảnh: Mạnh Tuấn.

- Không vứt rác ra bãi biển, nâng cao ý thức du lịch biển. Cần dọn dẹp rác thải ngay sau khi thực hiện các hoạt động trên biển.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngư dân, cộng đồng dân cư ven biển về tác hại của rác thải nhựa phát sinh từ các hoạt động thủy sản; không vứt các ngư cụ hỏng (lưới đánh cá, dây câu…) xuống biển; tuyên dương những cá nhân, tập thể điển hình góp phần làm sạch môi trường.

 

Hồi giữa tháng 7/2011, UBND tỉnh Bình Định và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã ký kết Biên bản Ghi nhớ về một số lĩnh vực, trong đó có dự án quản lý chất thải rắn và nhựa, hướng đến giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương. Theo thông tin tại hội thảo này, Việt Nam là một trong số những nước phát sinh lượng lớn chất thải nhựa ra đại dương. Riêng tại tỉnh Bình Định, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 900 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom khoảng từ 47-90% ở khu vực thành thị (TP Quy Nhơn: 94%); 30% tại khu vực nông thôn.

Theo số liệu từ khảo sát sơ bộ của UNDP năm 2022 tại thành phố Quy Nhơn, chỉ 17% chất thải rắn sinh hoạt được tái chế, trong số đó chất thải nhựa chiếm 20%. Giai đoạn 1 của dự án nói trên là nâng cao năng lực quản lý và ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng địa phương, xây dựng mô hình cộng đồng thu gom, phân loại, xử lý nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại các xã, phường ven biển thuộc Vịnh Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Trong đó có dự án xây dựng mô hình bãi biển du lịch sạch không chất thải nhựa ở Nhơn Lý.

 
Việt An - Ảnh: Cao Mạnh Tuấn
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sức khỏe môi trường