Nghỉ Tết dài ngày: Dễ mắc Hội chứng Trái tim kỳ nghỉ!

Uống nhiều rượu bia khi nghỉ Tết dài ngày dễ gây Hội chứng Trái tim kỳ nghỉ!

Các triệu chứng bệnh suy tim cần cảnh giác

5 tác nhân không ngờ có thể gây rối loạn nhịp tim

Bạn biết gì về bệnh rung nhĩ - rối loạn nhịp tim thường gặp nhất?

8 thực phẩm giúp ngăn ngừa cơn rối loạn nhịp tim nhanh

Nghỉ Tết dài ngày, có lẽ bạn sẽ phải tham dự không ít buổi tiệc tùng. Ăn uống khi gặp gỡ gia đình, bạn bè là điều nên làm, nhưng sẽ gây hại cho trái tim nếu bạn uống quá nhiều rượu bia. 

Hội chứng Trái tim kỳ nghỉ (thuật ngữ là Holiday Heart syndrome) chính là rối loạn nhịp tim, thường xuyên nhất là rung tâm nhĩ, xảy ra khi uống rượu say, ngay cả ở những người khỏe mạnh. 

Những điều cần biết về Hội chứng Trái tim kỳ nghỉ 

Hội chứng này lần đầu tiên được ghi nhận trong tài liệu y khoa vào năm 1978. Trong nghiên cứu, các bác sỹ đã mô tả tỷ lệ mắc các rối loạn nhịp tim liên quan đến uống rượu thường xuyên xảy ra trong các ngày nghỉ lễ. Một nghiên cứu khác cho thấy, nguy cơ đau tim tăng 15% trong kỳ nghỉ Giáng sinh, Năm mới. Nguy cơ cũng tăng lên sau đêm Giao thừa Năm mới và các ngày lễ khác. 

May mắn là Hội chứng Trái tim kỳ nghỉ có xu hướng giảm xuống khi bạn ngừng uống rượu. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy trái tim đập nhanh hơn bình thường hoặc thay đổi trong khi uống rượu bia, thì bạn nên ngừng uống.

Rối loạn nhịp tim có thể xảy ra khi uống rượu bia quá nhiều khi nghỉ Tết dài ngày

Không chỉ rượu bia, các chuyên gia cho biết, mọi thứ bạn đều nên giữ trong chừng mực, kể cả caffeine, vitamin bổ sung và tập thể dục. Hội chứng Trái tim kỳ nghỉ là một minh chứng rất rõ cho tác hại của uống rượu bia quá nhiều, theo bác sỹ Nicholas Skipitaris - Giám đốc Điện tim, tại Bệnh viện Lenox Hill ở Thành phố New York (Mỹ). 

Rượu và sức khỏe tim mạch

Mặc dù Hội chứng Trái tim kỳ nghỉ được công nhận trong 40 năm, nhưng cơ chế gây ra điều này vẫn chưa được hiểu rõ. Rượu được biết là có ảnh hưởng đến cả hệ thống thần kinh giao cảm và đối giao cảm. Ngoài ra, rượu cũng gây rối loạn nhịp tim. Bất cứ khi nào cơ tim bị ảnh hưởng, hệ thống điện của tim được tích hợp vào các tế bào cơ của tim cũng có thể bị ảnh hưởng, theo bác sỹ Skipitaris.

Ngoài rượu, các dịp lễ Tết cũng có thể ảnh hưởng đến tim theo nhiều cấp độ khác nhau. Chi nhiều tiền mua đồ ăn, quà tặng trong thời gian này cũng dễ dẫn đến căng thẳng. Tiệc tùng ngày lễ hoặc ghé thăm người thân, gia đình cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm gián đoạn việc tập thể dục của bạn. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi số lượng các cơn đau tim mỗi năm có xu hướng tăng vào dịp Giáng sinh và Năm mới. 

Mặc dù bạn có thể lo lắng khi nhận thấy tim đập nhanh hoặc bị bỏ nhịp tim mà không xuất hiện các triệu chứng khác hoặc không có tiền sử mắc bệnh tim trước đó, nhưng nó có thể tự hết trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, bạn nên thông báo với bác sỹ ngay nếu rối loạn nhịp tim đi kèm với các triệu chứng khác như: Chóng mặt, khó thở, đau ngực, mất ý thức. 

Rối loạn nhịp tim có liên quan đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như suy tim và đột quỵ, cả hai đều có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị đúng cách.

Không chỉ rối loạn nhịp tim, Hội chứng Trái tim kỳ nghỉ còn bao gồm cả suy tim. Chức năng bơm máu của tim suy giảm, khiến bạn bị hụt hơi. Mặc dù đa số trường hợp mắc Hội chứng Trái tim kỳ nghỉ đều sẽ được giải quyết nếu kiêng bia rượu, nhưng điều quan trọng là phải nhận thức được cảm giác của bạn như thế nào.

Nếu bạn nhận thấy có sự thay đổi đột ngột hoặc nếu lo lắng về những triệu chứng của mình khi uống rượu bia, tốt nhất là nên đi khám để được tư vấn. 

Vân Anh H+ (Theo healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch