- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Bạn có biết căng thẳng, stress cũng có thể kích hoạt cơn rung nhĩ?
Gần 8 năm trời tôi luôn lo lắng vì rối loạn nhịp tim nhanh
6 lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh rung nhĩ
Người già có nên dùng máy tạo nhịp để ổn định nhịp tim?
7 sai lầm người bệnh rung nhĩ hay mắc phải
Dưới đây là một số tác nhân có thể kích hoạt cơn rung nhĩ, rối loạn nhịp tim nhanh ít người biết:
Căng thẳng
Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa sức khỏe tinh thần, tình trạng căng thẳng với bệnh rung nhĩ. Cụ thể, các nhà khoa học cho rằng những ngày bạn cảm thấy đặc biệt lo lắng, căng thẳng, tức giận, nguy cơ trái tim bị loạn nhịp cũng tăng cao hơn.
Một nghiên cứu tháng 5/2018 đã chỉ ra rằng, thường xuyên thấy căng thẳng trong công việc có thể làm tăng 50% nguy cơ rung nhĩ. Nghiên cứu khác vào tháng 11/2018 cũng cho thấy, các sự kiện gây tổn thương tới tinh thần có thể làm tăng đáng kể nguy cơ rung nhĩ ở nữ giới.
Căng thẳng cũng có thể là tác nhân kích hoạt cơn rung nhĩ
Do đó, chú ý tới sức khỏe tinh thần, giảm căng thẳng, lo lắng, trầm cảm trong cuộc sống có thể giúp người bệnh rung nhĩ phòng ngừa các cơn rối loạn nhịp tim.
Ô nhiễm không khí và các yếu tố môi trường
Một nghiên cứu vào tháng 6/2017 đã chỉ ra rằng, việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí có thể liên quan tới cơn rung nhĩ trong vòng 24 giờ tiếp theo. Ngoài ra, một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Đan Mạch cũng cho thấy, thường xuyên tiếp xúc với ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn nhịp tim nhanh.
Tiêu thụ một số thực phẩm và đồ uống nhất định
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể có cơn rung nhĩ sau khi tiêu thụ nhiều một số loại đồ uống chứa nhiều caffeine như cà phê, nước tăng lực. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều caffeine.
Các nhà khoa học khuyến cáo người bệnh rung nhĩ nên ghi lại các món mình ăn hàng ngày để xác định các thực phẩm, đồ uống có thể kích hoạt cơn rung nhĩ, rối loạn nhịp tim.
Hoạt động thể chất quá sức, không phù hợp với tình trạng sức khỏe
Rung nhĩ được coi là một căn bệnh về lối sống. Do đó, để giảm nguy cơ các cơn rung nhĩ, nhịp tim nhanh, người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng và tập thể dục vừa sức, đều đặn ít nhất 5 ngày/tuần.
Tuy nhiên, không phải cứ tập thể dục thật nhiều là tốt cho người bệnh rung nhĩ. Trên thực tế, tập thể dục quá sức như chạy bộ đường dài, thực hiện các động tác thể dục cường độ cao… lại có thể gây tác dụng ngược, kích hoạt cơn rối loạn nhịp.
Nếu muốn thực hiện các bài tập thể dục mới, bạn nên trao đổi trước với bác sỹ để được tư vấn bài tập, cường độ tập phù hợp với tình trạng bệnh. Để đảm bảo an toàn, bạn cũng có thể sử dụng máy đo nhịp tim trong khi tập luyện.
Hormone giới tính
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, nam giới có nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ cao hơn do nồng độ hormone testosterone cao trong cơ thể. Tuy nhiên, đối với nữ giới, nồng độ testosterone cao hơn lại làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Vi Bùi H+ (Theo Everydayhealth)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm dùng cho người rối loạn nhịp tim nhanh, hỗ trợ giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.
Bình luận của bạn